Chuyên gia: Liệu robot hóa có khiến các ngành nghề biến mất hay không?

© Ảnh : Quantum SystemsRobot do Quantum Systems sản xuất.
Robot do Quantum Systems sản xuất. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Việc robot hóa và tự động hóa sẽ khiến một số ngành nghề biến mất, tuy nhiên, đây là những quá trình lâu dài, mất ít nhất 10 năm, bà Irina Voloshina, Giám đốc phát triển hệ thống trình độ chuyên môn tại Viện Nghiên cứu Lao động toàn Nga cho biết.
“Sự ra đời của công nghệ thông tin và truyền thông kết hợp với robot hóa và tự động hóa sẽ dẫn đến thực tế là một số ngành nghề trở nên hiếm hoi hoặc biến mất”, – bà Voloshyna nói.

Theo bà, trước hết, điều này sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực mà ngày nay một lượng lớn công việc được thực hiện trên nền tảng công nghệ và trí tuệ nhân tạo như ngân hàng, bảo hiểm, lĩnh vực du lịch. Chúng ta đang nói về những người có công việc gắn liền với việc nhập và xử lý thông tin. Các công nghệ sẽ xử lý được số lượng lớn thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn con người.

Robot hút bụi - Sputnik Việt Nam
Tin tặc buộc robot hút bụi nghe lén cuộc trò chuyện của chủ nhà

Một mặt, tự động hóa đang dần ảnh hưởng đến các nhóm chức năng thường ngày, như nhân viên bán hàng, nhân viên bảo vệ và kiểm soát viên. Mặt khác, hiện nay các nghề bán hàng và nhân viên bảo vệ vẫn là một trong những nghề phổ biến và có nhu cầu nhất, chuyên gia lưu ý.

“Những quá trình này cần thời gian. Nhưng có nhiều ngành nghề mà các yêu cầu hoàn toàn khác được đặt ra cho các nhà cung cấp dịch vụ ngày hôm nay so với những gì xảy ra ngày hôm qua. Và những thay đổi như vậy có thể cảm nhận một cách rõ rệt nhất”, - bà Voloshina giải thích.

Nghề mới

Theo chuyên gia, ví dụ nổi bật nhất là công nghệ nano đã tạo ra một số ngành nghề kỹ thuật: chuyên gia thử nghiệm các sản phẩm sáng tạo của ngành công nghiệp nano, chuyên gia phát triển các công thức thuốc có cấu trúc nano, chuyên gia thiết kế chiếu sáng và thiết kế hệ thống chiếu sáng ứng dụng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала