Vào sáng 06/01, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã diễn ra buổi họp báo công bố tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2020.
"Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,6 triệu người".
Ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.
Nhà nước sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Tuy tại thời điểm quý III năm 2020, lực lượng lao động tiếp tục tăng theo đà hồi phục của nhưng vẫn chưa thể trở về trạng thái ban đầu khi chưa có dịch. Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động tăng 0,8%. Tuy nhiên trong năm 2020 nói chung, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chỉ đạt 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Nếu lực lượng lao động năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2019 và không có dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,6 triệu lao động. Đại dịch đã đẩy nhiều người lao động vào tình trạng mất việc đồng thời khiến không ít người trong số họ buộc phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức.
Thời điểm từ giữa đến cuối năm 2020, khi diễn biến tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam khá an toàn nên số lượng người lao động cũng tăng mạnh trong quý so với hai quý trước. Tuy nhiên, do sự giảm sâu trong quý II khiến số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tính chung cả năm 2020 giảm mạnh 2,36% so với năm 2019, tương đương với 53,4 triệu người và giảm 1,3 triệu người. Cụ thể, trong quý IV/2020, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là gần 54 triệu người, giảm 945.000 người so với cùng kỳ năm 2019.
Biến động này trái ngược hoàn toàn với xu hướng tăng việc làm hàng năm giai đoạn 2010-2019, khi số lao động có việc làm liên tục tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng hơn 600.000 người. Đại diện Tổng cục Thống kê cảnh báo thêm:
"Mức giảm lao động có việc làm trong năm 2020 là điều chưa từng xảy ra trong suốt một thập kỷ qua".
So với năm 2019, thu nhập của người lao động bình quân tháng trong năm 2020 giảm ở cả ba khu vực kinh tế. Cụ thể, tính đến quý IV năm 2020 đạt 5,7 triệu đồng/tháng, tăng 212.000 đồng so với quý trước và giảm 108.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê lưu ý cần tiếp tục tập trung các nhiệm vụ trọng tâm để chủ động ứng phó, thích ứng với diễn biến của tình hình dịch, để vừa kiểm soát dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đại diện Cụ thể, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, đồng thời các quy trình, thủ tục sẽ được cải cách để doanh nghiệp có thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện hơn. Qua đó, kịp thời kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc hay giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.