Trước đó, khi tập trung đông đảo tại thủ đô để bày tỏ sự ủng hộ với Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm Donald Trump, những người biểu tình đã xông vào tòa nhà Quốc hội, làm gián đoạn cuộc họp nhằm xác nhận chiến thắng của ứng viên Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi mùa thu.
Hệ quả tiêu cực của những cuộc biểu tình ở Mỹ
«Ở Mỹ, tất cả công chức đều được bảo vệ rất kỹ, đó là chưa nói tới cảnh sát. Hình phạt dành cho những người biểu tình sẽ rất khắc nghiệt – với hàm ý chính trị và liên chủng tộc. Không loại trừ là sẽ có án tù, mọi thứ khá nghiêm trọng. Đây không chỉ là cuộc ẩu đả với cảnh sát mà còn là một cuộc xâm nhập vào tài sản Liên bang», - chuyên gia nói.
Theo lời nhà phân tích, hệ quả của biểu tình sẽ tiêu cực cả với Trump dưới góc độ triển vọng tham gia tranh cử vào năm 2024. «Cơ quan thực thi pháp luật và giới cầm quyền Mỹ sẽ đối xử tệ hơn với ông ta», - chuyên gia Pakhomov dự đoán.
«Mặt khác, những người ủng hộ Trump kiên định nhất sẽ thấy họ được truyền cảm hứng từ những cuộc biểu tình này - thực tế là họ đã đến tận nghị trường, và sau đây rất nhiều người trong số họ thậm chí sẽ hoạt động có tổ chức và tích cực hơn. Trên bình diện không gian công khai, giờ đây có thể giải thích theo cách đó», - nhà khoa học chính trị đánh giá.
Nói chung, theo quan điểm của chuyên gia Pakhomov, những cuộc biểu tình này ở Mỹ là thứ mà người ta đã chờ đợi, nhưng câu hỏi đặt ra là các thành viên tham gia phản đối sẽ đi xa bao nhiêu, đạt đến mức độ nào. Ngoài ra, nhà phân tích còn lưu ý đến thực tế là đám đông biểu tình xông vào được tận Điện Capitol «bằng cách nào đó khá dễ dàng».
«Có số lượng lớn người xâm nhập Điện Capitol. Rõ ràng là người ta muốn tránh thương vong, nhưng đã có tình huống kỳ quặc và không hoàn toàn hiểu được. Việc ngăn chặn được thực hiện nhưng sự kiểm soát của Nhà nước không đủ mạnh», - ông Pakhomov nói.
Đọc thêm: