Tại Hội nghị tổng kết ngành đường bộ, do Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức.Thiếu tướng Lê Xuân Đức - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đưa ra con số tổng kết năm 2020, cụ thể 500 tài xế sử dụng ma tuý khi lái xe, gần 600 giáo viên dạy lái xe dùng bằng và chứng chỉ giả.
Theo ông Đức, đa số các vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra do tài xế sử dụng rượu, bia và chất ma túy. Tuy nhiên, việc xử lý các trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn từ khi phát hiện đến khi xử lý xong một tài xế sử dụng ma túy, trung bình sẽ mất 3-4 tiếng đồng hồ, còn nhanh nhất 2 tiếng. Với tài xế sử dụng bia, rượu cũng khó khăn không kém, ban đầu là xin xỏ sau đó cản trở người thi hành công vụ, xử lý những tài xế tỉnh đã khó, người say còn khó hơn. Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho biết, cần xử lý vấn đề này từ gốc, tập trung vào doanh nghiệp vận tải hành khách và hàng hóa, trong đó truy trách nhiệm của doanh nghiệp.Cũng tương tụ với xe chở quá tải, dù xử lý nhiều, nhưng thực tế người dân vẫn phản ánh còn tồn tại rất nhiều.
Xử lý triệt để các sai phạm trong đào tạo lái xe
Một vấn đề tồn đọng nữa là về công tác đào tạo lái xe. Trong năm 2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã kiểm tra 24 cơ sở đào tạo lái xe và phát hiện 590 giáo viên dạy lái xe trên địa bàn TP.HCM mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
Tổng cục đã yêu cầu Sở GTVT TP.HCM chấn chỉnh bằng cách biện pháp như: rà soát công tác quản lý, đào tạo sát hạch; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi, giám sát về các sân, xe tập lái của một số cơ sở đào tạo lái xe; thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đối với 332 giáo viên của 22 cơ sở đào tạo lái xe sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp.
Đồng thời, để giảm bớt tai nạn và đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ:
“Giờ nhà đầu tư làm xong đường không được thu phí, xe đi hỏng thì lấy gì để duy tu, sửa chữa. Nếu bắt họ thực hiện duy tu, sửa chữa có hợp lý không khi họ không được thu phí, nên chúng ta phải xem xét điều chỉnh quy định pháp luật, theo hướng trong thời gian nhà đầu tư không được thu phí do yếu tố khách quan thì tạm bàn giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý để duy tu, sửa chữa. Khi nào họ được thu phí thì tiếp quản trách nhiệm này”.
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành giao thông nhắc Tổng cục Đường bộ phải luôn quan tâm các dự án BOT và cần tham mưu đưa ra các quy định phù hợp trong việc duy tu sửa chữa đối với các dự án không được thu phí do người dân phản đối.