Người may Áo dài Trạch Xá giữa đất Hà Thành

© Sputnik / Lena ChuAnh Nguyễn Văn Cẩn và cửa hàng may áo dài nhỏ của mình
Anh Nguyễn Văn Cẩn và cửa hàng may áo dài nhỏ của mình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hà Nội, (SPUTNIK) – May chiếc áo dài chỉ qua một bức ảnh? Mũi khâu tà áo nhỏ đến mức không thể nhận ra? Những điều tưởng chừng như không thể đó lại được chính người thợ may Làng Trạch Xá (xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, Hà Nội) Lê Văn Cẩn thực hiện.

Ít ai biết rằng, Lê Văn Cẩn, người thợ may áo dài vóc dáng nhỏ bé, mảnh khảnh, tóc hoa râm, tay thoăn thoắt lấy số đo, vừa tư vấn chọn vải cho khách đã “cứu” du khách người Nga, bà Maral Ozarova, trong gang tấc. Bà cần gấp một chiếc áo dài truyền thống Việt Nam trước khi đặt chân tới đất nước hình chữ S, đúng 3 ngày. Và bà ấy chỉ gửi đúng cho anh Cẩn một bức ảnh. Kết quả thật quá bất ngờ.

© Sputnik / Lena ChuBà Maral Ozarova trong trang phục áo dài do Anh Cẩn may đo
Người may Áo dài Trạch Xá giữa đất Hà Thành - Sputnik Việt Nam
Bà Maral Ozarova trong trang phục áo dài do Anh Cẩn may đo
“Tôi ngạc nhiên lắm vì lần đầu tiên anh ấy chỉ cần nhìn bức ảnh của tôi mà may được chiếc áo dài vừa in. Quá là thần kỳ! Lần thứ hai, tôi chọn lụa tơ tằm Phùng Xá để may. Ban đầu khá lo lắng vì vải cũng mỏng, nhưng anh Cẩn may quá xuất sắc! Tôi rất hạnh phúc vì mặc chiếc áo dài VN đẹp như thế!”

Không chỉ khiến khách hàng nể phục vì tài cách nhìn dáng người, ước chừng được số đo và kiểu dáng áo phù hợp, anh Cẩn còn giữ được chuẩn mực hết sức khắt khe của áo dài Trạch Xá nhằm thể hiện được những nét tinh tế nhất, từ việc lựa chọn kiểu may, màu sắc, chất liệu vải, đến những hoạ tiết trang trí. Nét độc đáo của áo dài Trạch Xá là tất cả các công đoạn đều làm bằng thủ công: khâu tay, thùa khuy đơm khuyết cũng bằng tay mà mũi chỉ vẫn đều, không căng, không chùng và thẳng tăm tắp. Và để may được tấm áo dài như thế, anh Cẩn đã phải khổ luyện.

Một bộ áo dài của NTK Quang Huy - Sputnik Việt Nam
Mặc áo dài - làm đẹp cho bản thân, giữ gìn bản sắc Việt

“Anh phải học khâu trước, sau đó mới vào tay, tra cổ. Khó nhất là tra cổ. Ban đầu, thầy bắt anh phải khâu vào mảnh vải cứng nhất để tay kim mình cứng, về sau khâu lên chất liệu nào cũng được. Nếu khâu vào vải mềm ngay từ đầu thì tay kim mình không khá lên được. Có nhiều khi vải dày quá, đâm vào tay phát khóc lên ấy chứ! Học phải mất 3 năm, có người học mất 3 năm rưỡi. Anh được học đủ từ áo dài, áo dài tứ thân, năm thân… anh đều làm được hết. Như thời điểm ra áo dài hai lớp, hàng tơ voan rất mỏng, rất khó cắt và khâu, các bạn học cùng anh nhìn sợ không dám làm. Anh bảo không được sợ, phải làm, dù cả ngày mới xong được một cái áo. Đính khuy phải vuông. Vất vả như thế mới làm được thợ giỏi!”
© Sputnik / Lean ChuAnh Nguyễn Văn Cẩn cẩn thận đo cho khách hàng
Người may Áo dài Trạch Xá giữa đất Hà Thành - Sputnik Việt Nam
Anh Nguyễn Văn Cẩn cẩn thận đo cho khách hàng

Tất cả tà áo đều được anh Cẩn đi bằng tay, sao cho thật khéo để khi lật bên trong như giấy dán hồ, còn bên ngoài mũi kim nhỏ xíu như trứng con nhện, thậm chí dùng chỉ trắng thêu lên áo đen cũng không lộ đường khâu. Dù cho máy móc hiện đại xuất hiện, nhưng anh Cẩn vẫn giữ cách đi tà bằng tay của mình, vì với anh, đó là cách làm cho tà áo dài mềm mại, tha thướt. Có đường tà đẹp vẫn chưa đủ mà việc đo và cắt sao cho “ngang canh thẳng sợi” cũng là một trong những bí quyết góp phần làm những chiếc áo dài của người thợ Trạch Xá bao giờ cũng “bay” hơn. Đó cũng là lý do vì sao khách hàng lựa chọn anh. Chị Lương Minh Hà, một khách hàng thân thiết từ phố Hàng Bè, HN, cho biết:

“Áo dài ở đây may tôn dáng, che được khuyết điểm. Chủ cửa hàng tư vấn rất nhiệt tình, thích nhất là có trách nhiệm. Ví dụ, áo dài trước của mình may 2 cái có 1 cái cổ cao, nhưng anh cắt thành 2 cái cổ thuyền. Khi biết nhầm đơn hàng anh đã nhận lại ngay, chọn cho mình mảnh vải khác. Giá cả ở đây rất hợp lý khoảng từ 700.000 đồng trở lên tuỳ theo loại vải. Mình rất hay ra đây đặt may mỗi dịp 8-3, đại hội ở cơ quan.”
© Sputnik / Lena ChuCẩn thận từng đường may
Cẩn thận từng đường may - Sputnik Việt Nam
1/3
Cẩn thận từng đường may
© Sputnik / Lena ChuNhững con chỉ đầy màu sắc mà Anh Cẩn lựa chọn cẩn thận cho từng chiếc áo dài
Những con chỉ đầy màu sắc mà Anh Cẩn lựa chọn cẩn thận cho từng chiếc áo dài - Sputnik Việt Nam
2/3
Những con chỉ đầy màu sắc mà Anh Cẩn lựa chọn cẩn thận cho từng chiếc áo dài
© Sputnik / Lean ChuChị Phạm Thu Thủy, vợ anh Cẩn, cẩn thận đính ngọc trai cho từng chiếc áo
Chị Phạm Thu Thủy, vợ anh Cẩn, cẩn thận đính ngọc trai cho từng chiếc áo - Sputnik Việt Nam
3/3
Chị Phạm Thu Thủy, vợ anh Cẩn, cẩn thận đính ngọc trai cho từng chiếc áo
1/3
Cẩn thận từng đường may
2/3
Những con chỉ đầy màu sắc mà Anh Cẩn lựa chọn cẩn thận cho từng chiếc áo dài
3/3
Chị Phạm Thu Thủy, vợ anh Cẩn, cẩn thận đính ngọc trai cho từng chiếc áo

Sinh ra và lớn lên tại làng Trạch Xá và cũng là học viên xuất sắc của thợ may áo dài nổi tiếng đất Hà Thành Lê Văn Hào, chủ nhà may Mỹ Hào, 82 Cầu Gỗ, HN, anh  Lê Văn Cẩn làm quen với từng cây kim, sợi chỉ từ năm 8 tuổi. Trải lòng về nghề, anh tâm sự:

“Quê anh ở làng Trạch Xá. Anh làm nghề này 27 năm rồi. Đây là nghề gia truyền các cụ để lại. Nhà có 4 anh em, tất cả đều là thợ may áo dài hết. Từ năm 1991-1992, anh bắt đầu học may áo dài. Ở quê được bố dạy sơ qua, sau đó lên Hà Nội học tại cửa hàng anh họ ở Lương Văn Can và làm ở nhà may Mỹ Hào. Giờ mở cửa hiệu riêng. Nói thật chứ, nghề này phải yêu nghề mới làm được.”

Khi nhắc đến may vá, người ta thường nghĩ đến công việc dành cho phụ nữ. Nhưng theo lời anh Cẩn, một điều rất thú vị ở chỗ, nghề may áo dài ở làng Trạch Xá chỉ truyền cho cho nam giới. Lý giải về điều này, anh Cẩn cho biết:

“Do ngày xưa dân làng phải đi khắp nơi để tìm việc, nếu chỉ trong làng thì biết may áo dài cho ai. Đường xa, đi lại vất vả, con gái không đi thế được nên chỉ có đàn ông đi được thôi. Vì thế mà nghề truyền cho con trai. Nhưng bây giờ thì khác rồi, con trai hay con gái, ai có nguyện vọng học thì mình truyền hết chứ!”

Các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam, kèm theo chiếc nón lá cũng của người Việt nhưng được gọi là phong cách Trung Quốc.  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc gọi áo dài, nón lá Việt Nam là phong cách Trung Quốc
Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng chưa bao giờ anh Cẩn nghĩ mình sẽ từ bỏ nghề mà cha ông mình truyền lại. Với anh, áo dài truyền thống là giá trị văn hoá Việt tồn tại mãi với thời gian. Vì thế, anh Cẩn cố gắng giữ nghiệp bằng cách truyền lại cho các con và khuyến khích các bạn trẻ yêu nghề. Cũng giống như Lê Văn Cẩn, những người thợ may làng Trạch Xá đã và đang dùng tình yêu nghề, sự kiên trì thổi hồn vào mỗi chiếc áo, để khi nhắc tới áo dài, người ta sẽ nhớ tới ngay địa danh Trạch Xá./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала