Đặc biệt, trong dưa chuột và bí xanh có khá nhiều ascorbate oxidase, enzyme này cũng có mặt trong súp lơ, nho, táo. Nhưng điều này không có nghĩa là việc sử dụng các sản phẩm đó có thể gây ra bất kỳ nguy hiểm nào, bác sĩ giải thích.
Ascorbate oxidase bị cho là vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, nhưng theo bác sĩ, nhận định này là phóng đại.
"Trên thực tế, trái cây và rau quả có hàm lượng lớn ascorbate oxidase có rất ít ảnh hưởng có thể phá hủy vitamin C. Điều này về lý thuyết có khả năng xảy ra, nhưng trước hết, việc chế biến nấu nướng món ăn sẽ phá hủy enzyme này, thứ hai tác động của nó bên trong cơ thể là cực kỳ yếu", - ông Andrey Bobrovsky nói với Sputnik.
Nhà khoa học chắc chắn rằng việc tiêu thụ trái cây và rau quả có chứa ascorbate oxidase không thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin C.
"Hiện nay tình trạng thiếu hụt vitamin C trong cơ thể con người khá hiếm gặp. Ví dụ như nó có thể xảy ra ở những người hoàn toàn không ăn rau xanh, rau và trái cây. Có rất ít người như vậy, và sự thiếu hụt vitamin C của họ không liên quan đến việc họ tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa ascorbate oxidase, mà là do trên thực tế họ ít tiêu thụ sản phẩm có chứa vitamin C", - ông Bobrovsky nói.