Việt Nam và Mỹ hợp tác “tháo chuông”

© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam và Mỹ đang tích cực tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề “thao túng tiền tệ”. Tuy nhiên, người Việt Nam có câu: “Muốn tháo chuông thì phải tìm người buộc chuông” Trong trường hợp này, “người buộc chuông” là Mỹ.

Vào ngày 17-12-2020, chỉ một ngày sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” trong đó nhận định Việt Nam, cùng với Thụy Sĩ, là đang thao túng tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính chức trả lời rằng, chính sách tiền tệ của Việt Nam được ban hành vì nhiều mục đích kinh tế vĩ mô khác nhau, nhưng chắc chắn "không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”.

Vì sao Việt Nam bị Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ”? Bản chất của vấn đề này như thế nào? Hai bên đang làm gì để giải quyết vấn đề này? Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu vấn đề này và phỏng vấn một số chuyên gia Việt Nam.

Việt Nam có thực sự “thao túng tiền tệ” như cáo buộc của Mỹ?

Khái niệm “quốc gia thao túng tiền tệ” là một sản phẩm độc nhất vô nhị của Mỹ. Chỉ có Mỹ là nước duy nhất thể chế hóa nó thành một nội dung trong Luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.

Bộ Tài chính Mỹ - Sputnik Việt Nam
Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam: Liệu có phải “trò chơi chính trị”?

Và đây không phải là lần đầu tiên, Mỹ áp đặt những quy định của “Luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988”. Trước đây, Mỹ đã từng cáo buộc Nga thao túng tiền tệ, cáo buộc EU giảm giá đồng Euro, cáo buộc Trung Quốc duy trì đồng Nhân dân tệ yếu để tạo lợi thế trong đầu tư và cán cân thương mại.

“Thao túng tiền tệ là việc làm cho đồng nội tệ mạnh lên hay yếu đi một cách có chủ đích bằng sự can thiệp của nhà nước chứ không phải do thị trường nhằm đẩy mạnh nhập khẩu hay xuất khẩu. Nói cách khác, dùng công cụ chính sách tiền tệ để tạo lợi thế cho doanh nghiệp nước mình. Trong các chỉ số thao túng tiền tệ, quan quan trọng nhất là thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại hối. Cả 2 cái này Việt Nam đều có”, nhưng bản chất là các chính sách tiền tệ của Việt Nam nhằm nhiều mục đích kinh tế vĩ mô khác nhau, chứ không phải nhằm “tạo ra lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.

Quốc gia nào duy trì một đồng nội tệ yếu hơn sẽ có nhiều khả năng thu hút đầu tư lớn hơn và có điều kiện thuận lợi để đạt được cán cán thương mại có lợi cho mình trong lĩnh vực ngoại thương qua việc hạ được giá thành hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và nâng cao năng lực thâm nhập thị trường quốc tế. Trong quá khứ cũng như hiện tại, những nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu nhưng Trung Quốc (cuối thế kỷ XX), Singapore, Hong Kong, Ireland .v.v… đều áp dụng chính sách đồng nội tệ yếu như một chiến lược phát triển kinh tế.

“Tuy nhiên, vì nguồn gốc giá trị và giá trị sử dụng của mọi loại hàng hóa-dịch vụ đều xuất phát từ sản xuất và giá trị thặng dư của chúng đều có nguồn gốc từ sức lao động, bao gồm cả sức lao động trực tiếp và sức lao động tích lũy, nên không phải cứ duy trì đồng nội tệ yếu là sẽ lập tức tạo ra được lợi thế về cán cân thương mại và thu hút đầu tư. Bởi việc duy trì một đồng nội tệ quá yếu và mất ổn định đồng nghĩa với việc tăng cao nguy cơ lạm phát và phá hoại sự ổn định của cả kinh tế vĩ mô lẫn kinh tế vi mô. Và việc phá giá đồng nội tệ là điều mà Việt Nam không muốn làm và chắc chắn không bao giờ làm”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Phân tích về việc Việt Nam không muốn phá giá đồng nội tệ, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận tiếp với Sputnik:

“Một đồng nội tệ quá yếu sẽ làm cho không chỉ người dân trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài kém tin tưởng vào khả năng sinh lợi của các khoản đầu tư mà còn là “khoảng trống tiền tệ” để cho các đồng ngoại tệ tràn vào thao túng thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung. Không một nhà đầu tư khôn ngoan nào, một nguồn đầu tư nào lại  muốn lựa chọn một điểm đến đầy rủi ro khi đồng nội tệ của nước đó bị chủ động phá giá, tạo nên những nguy cơ bất ổn từ kinh tế tới xã hội và xa hơn nữa là cả chính trị”.

Một điều quan trọng nữa cần nhấn mạnh, Việt Nam không theo đuổi chính sách phát triển kinh tế chủ yếu chỉ dựa vào xuất khẩu như một số nền kinh tế nói trên. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách cởi mở hiện nay, một mặt Việt Nam sẵn sàng quảng bá và cung ứng ra toàn thế giới những sản phẩm đặc thù của mình, như nông sản, da giày, dệt may, hàng điện tử.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phủ nhận thao túng tiền tệ
Mặt khác, Việt Nam cũng đã, đang và sẽ còn sẵn sàng nhập khẩu những sản phẩm khác theo đòi hỏi của thị trường nội địa, bao gồm cả linh kiện điện tử, ô-tô, máy bay, điện thoại, nông sản và các loại nguyên vật liệu. Và điều quan trọng hơn cả là Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh hiện đại, ổn định, minh bạch, là điểm đến của nguồn nhân lực và dòng vốn quốc tế.

Dựa trên những điểm đã đề cập ở trên, có thể nói, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua hoàn toàn không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Mặc dù thị trường Mỹ hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng về quy mô thì còn xa mới bằng các nước Trung Quốc, Nhật Bản và EU.

“Khái niệm “thao túng tiền tệ” này được nêu ra từ lâu nhưng không dùng vì không hiệu quả. Do đó không chính quyền nào dùng cho đến khi Trump làm Tổng thống. Cụ thể, Mỹ cáo buộc Trung Quốc và Việt Nam làm yếu đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu vào Mỹ. Hệ quả là làm suy yếu sản xuất Mỹ, mất công ăn việc làm của người Mỹ. Để hạn chế tác động xấu của thao túng tiền tệ, Mỹ sẽ đánh thuế lên hàng mà các nước này xuất vào Mỹ. Trên thực tế nước Mỹ cũng tìm cách làm yếu đồng USD đi nhiều lần. Nhưng vì các nước cứ “bám” (người ta gọi là neo) đồng tiền nước mình vào đồng USD rồi làm yếu đi nên cách làm của Mỹ không ăn thua”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Vì sao Mỹ chưa có động thái trừng phạt nào liên quan tới điều tra “phá giá đồng tiền”?

Cũng như nhiều lần mượn cớ dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận để đe dọa Việt Nam, trong khi cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ lần này, người Mỹ cũng biết rằng phải có những điểm dừng.

“Nếu như Trung Quốc, mặc dù thi hành nhiều chính sách gây bất ổn định ở Biển Đông nhằm giành lợi thế chiến lược nhưng cũng không muốn làm mất lòng các nước ASEAN khiến họ có thể tập hợp, đoàn kết, thống nhất với nhau chống lại Trung Quốc thì Mỹ cũng như vậy”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Trong chiến lược toàn cầu của cả Mỹ và Trung Quốc thì Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung là khu vực địa-chiến lược hết sức quan trọng đối với cả hai bên. Do đó, bất kỳ một bước đi phiêu lưu hay sai lầm của bất cứ bên nào đề sẽ đem lại lợi thế cho đối thủ.

“Cũng giống như việc đe nẹt Việt Nam không được trở thành “cổng xuất khẩu” hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ trong “Thương chiến Mỹ - Trung”, người Mỹ coi việc cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ” chỉ là một cú “nắn gân chiến thuật””, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận tiếp với Sputnik.

Mặt khác, có lẽ Mỹ thừa biết rằng Việt Nam còn có những thị trường xuất khẩu lớn hơn Mỹ rất nhiều như EU với hai hiệp định chiến lược EVFTA và EVIPA, như khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với các hiệp định RCEP và CP-TPP.v.v… Mới đây, Việt Nam và Anh cũng đã ký kết hiệp định tự do thương mại song phương UKVFTA.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ  - Sputnik Việt Nam
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam và Thụy Sĩ thao túng tiền tệ

Do đó, người Mỹ biết rằng làm căng thẳng thêm mâu thuẫn thương mại và tiền tệ đối với Việt Nam chỉ gây phương hại cho cả hai bên. Thế nên chỉ một tháng sau khi tung ra bản báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”, Mỹ đã phải xuống thang, hợp tác với Việt Nam để tháo gỡ những rào cản mới có thể gây bất lợi cho cả hai bên. 

“Và thêm một nguyên nhân nhỏ nữa là chính quyền mới của Mỹ do ông Joe Biden lãnh đạo đang phải “dọn dẹp” những “bãi chông” về đối ngoại mà tổng thống tiền nhiệm đã rắc ra nhằm cản đường, gây khó khăn cho chính quyền mới. Trong đó, báo cáo nói trên của Bộ Tài chính Mỹ chỉ là một trong các “bẫy chông” ấy”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Việt Nam hợp tác với Mỹ trong giải quyết vấn đề Việt Nam “thao túng tiền tệ”

Hiện nay, Việt Nam và Mỹ đang tích cực đang tiến hành đàm phán về vấn đề như Mỹ gọi là Việt Nam “thao túng tiền tệ”. Tuy nhiên, người Việt Nam có câu: “Muốn tháo chuông thì phải tìm người buộc chuông” Trong trường hợp này, “người buộc chuông” là Mỹ.

“Và không chỉ có sự hợp tác tích cực, minh bạch, rõ ràng của Việt Nam mà còn cần sự hợp tác thành thật, không thiên kiến, không áp đặt của Mỹ thì việc “cởi chuông” mới thành được”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Mỹ nghi Việt Nam thao túng tiền tệ: Hà Nội làm gì để tránh Trump “hiểu lầm”?
Cuối tháng 12-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Donald Trump đã khẳng định rõ rằng, “Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, nên việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế”.

Lập trường đó được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định lại một lần nữa trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo và cuộc điện đàm với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien ngày 15/1 vừa qua. Ông Phạm Bình Minh khẳng định rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động hợp tác với đối tác Mỹ giải quyết toàn diện các mối quan tâm của hai nước để duy trì quan hệ thương mại ổn định.

“Giải quyết vấn đề này chỉ thông qua thương lượng. Mỹ đánh thuế doanh nghiệp Việt Nam thì họ lại khổ vì Mỹ là thị trường xuất  lớn của Việt Nam. Đồng thời nhập hàng Mỹ thay thế các nguồn khác. Theo tôi hiểu thì các nhà máy điện khí hóa lỏng LNG và nguồn khí nhập từ Mỹ trị giá nhiều tỷ USD là để trong tương lai sẽ giải quyết thâm hụt thương mại và là bước hòa dịu của Việt Nam”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Thao túng hay không là vấn đề kinh tế. Trừng phạt hay không là vấn đề chính trị. Việt Nam có cửa đàm phán thương lượng về vấn đề này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала