Vì sao sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến châu Âu?

© AP Photo / Kin CheungAIIB: Hoa Kỳ đang thua Trung Quốc
AIIB: Hoa Kỳ đang thua Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã kích thích sự phục hồi tại các thị trường châu Âu. Sau khi công bố số liệu thống kê cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,3% vào năm 2020, các chỉ số thị trường châu Âu cũng bắt đầu tăng. Xetra Dax của Frankfurt tăng 0,4%, FTSE100 tăng 0,4% và CAC40 của Pháp tăng 1%.

Như vậy, các thị trường châu Âu cũng có triển vọng tươi sáng trong bối cảnh EU và nền kinh tế Anh suy thoái do Brexit.

Nhìn chung, thị trường chứng khoán châu Âu đang trải qua thời kỳ khó khăn. Không chỉ duy trì những đánh giá tiêu cực về hậu quả việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra cũng đang đè nặng. Tình hình dịch COVID-19 ở EU vẫn còn nhiều thách thức. Tính đến quý 3 năm 2020, theo ước tính của IMF, hơn 7 triệu người ở EU đã bị nhiễm coronavirus và hơn 240 nghìn người chết.

Tàu chở hàng Mỹ tại cảng Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Các công ty châu Âu cáo buộc Hoa Kỳ chặn đường vào Trung Quốc

Ở một số quốc gia, ví dụ như Anh, các chủng vi rút mới tiếp tục được phát hiện, đó là lý do tại sao chính quyền phải đưa ra các biện pháp hạn chế bổ sung. Đương nhiên, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế. Nền kinh tế Anh đã giảm một phần tư vào tháng 3 và tháng 4 năm ngoái. Đến cuối năm 2020, GDP của khu vực đồng euro được IMF dự đoán sẽ giảm ít nhất 7%. Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng sự sụt giảm thậm chí có thể được biểu thị bằng các giá trị hai chữ số.

Cho rằng chính sách lãi suất bằng 0 của ECB không giúp nhiều đề phục hồi nền kinh tế, dẫn đến tâm lý nhà đầu tư không mấy lạc quan. Tuy nhiên, những thống kê tích cực từ Trung Quốc đã mang lại niềm tin cho họ. Nền kinh tế Trung Quốc, theo dự kiến, vào năm 2020, là nước G20 duy nhất cho thấy sự tăng trưởng. Hơn nữa, con số này còn vượt quá sự mong đợi. Trong quý 4, GDP của CHND Trung Hoa tăng 6,5% - nhanh hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng. Và đến cuối năm, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,3%. Các nhà đầu tư châu Âu trước đây từng hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành đầu tàu cho sự phục hồi kinh tế của EU, và bây giờ họ đã được xác nhận chính thức điều đó. Các nền kinh tế của CHND Trung Hoa và EU có quan hệ mật thiết với nhau. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Âu. Năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại lên tới khoảng 650 tỷ đô la. Do đó, Trung Quốc phục hồi càng nhanh, tình hình kinh tế ở châu Âu sẽ càng tốt hơn,  Jia Jinjing - trợ lý giám đốc Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết.

© Flickr / Martin Abegglenmade in China
Vì sao sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến châu Âu? - Sputnik Việt Nam
made in China
“Giờ đây, Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, và thị trường Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển, sức mua của người dân Trung Quốc sẽ chỉ có tăng lên. Theo số liệu thống kê năm 2020, có thể kết luận tiêu dùng của Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng trong quý IV. Hơn nữa, sự chuyển đổi thị trường Trung Quốc là một hiện tượng hiển nhiên. Chất lượng tiêu thụ cũng tăng lên và điều này sẽ bổ sung cho các thị trường châu Âu. Ví dụ, hàng xa xỉ sản xuất tại châu Âu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Trung Quốc. Vì vậy, tính tương hỗ của quan hệ kinh tế Trung - Âu sẽ trở nên rõ rệt hơn trong tương lai, và thị trường Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của thị trường châu Âu và nền kinh tế EU".

Động lực quan trọng cho hợp tác kinh tế

Một kích thích quan trọng cho sự phát triển hợp tác kinh tế là thỏa thuận về đầu tư giữa Trung Quốc và EU, mà hai bên đã thống nhất ngay trước thềm năm mới. Trung Quốc nhận thức được sự cần thiết phải thiết lập các cơ chế chung để kích thích và bảo vệ đầu tư. Thị trường châu Âu với Trung Quốc có quy mô tương tự như thị trường Mỹ. Trong bối cảnh quan hệ kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ bị thu hẹp, việc tăng cường hợp tác với EU mang lại cho Trung Quốc cơ hội thu hút thêm vốn nước ngoài và cung cấp nhu cầu ngày càng tăng trong nước đối với hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao.

Cảng biển thương mại ở Trung Quốc. 17 tháng 5 năm 2020 - Sputnik Việt Nam
Châu Âu hóa ra "phụ thuộc nghiêm trọng" vào Trung Quốc

Đối với châu Âu, đây là tiềm năng để mở rộng thị trường bán hàng và theo đó là cơ hội tương tự để thu hút vốn Trung Quốc vào một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Sự tăng trưởng của Trung Quốc gắn liền với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghệ cao, vì vậy các công ty công nghệ châu Âu mong đợi sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm của họ. Trong bối cảnh hợp tác với các đối tác Mỹ còn hạn chế, trong các lĩnh vực như chip, vi mạch, chất bán dẫn và robot, hợp tác giữa CHNDTH và EU có vẻ nhiều hứa hẹn.

Các nhà sản xuất hàng xa xỉ châu Âu cũng có thể lạc quan nhìn về tương lai. Thị trường nội địa châu Âu tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và những hạn chế do các biện pháp chống dịch gây ra. Tuy nhiên, như năm 2020 đã cho thấy, thị trường Trung Quốc có thể cứu vãn một phần. Thị trường hàng xa xỉ toàn cầu giảm 23% vào năm ngoái, nhưng ở Trung Quốc, ngược lại, tăng 48% lên 52,9 tỷ USD - chim 1/5 tổng doanh thu toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала