Tình nguyện viên tin tưởng vào vaccine COVID-19 của Việt Nam

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNTình nguyện viên tham gia đăng ký thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC tại Lễ khởi động.
Tình nguyện viên tham gia đăng ký thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC tại Lễ khởi động. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng 21/1, hàng trăm sinh viên đã có mặt tại trường Đại học Y Hà Nội để đăng ký tham gia thử nghiệm vaccine Covivac do IVAC sản xuất.

Sáng 21/1, tại trường Đại học Y Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi động Chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế sản xuất (IVAC).

“Tôi tin tưởng vào vaccine COVID-19 của Việt Nam nên sẽ tham gia thử nghiệm”

Ngay từ sáng sớm, rất nhiều các bạn sinh viên, trong đó chủ yếu là sinh viên trường Đại học Y Hà Nội đã tới để nghe tư vấn và tham gia đăng ký thử nghiệm vaccine Covivac.

Bạn N.H.T chia sẻ cũng đã tìm hiểu về vaccine này qua báo chí, truyền hình và đã được tư vấn sau khi đăng ký sẽ phải trải qua quá trình khám, chọn lọc, đủ điều kiện mới được tiêm. 

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNTình nguyện viên tham gia đăng ký thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC tại Lễ khởi động.
Tình nguyện viên tin tưởng vào vaccine COVID-19 của Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Tình nguyện viên tham gia đăng ký thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC tại Lễ khởi động.
“Tôi tin tưởng vào vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam, tôi tin là vaccine này sẽ an toàn nên quyết định đăng ký tham gia. Nếu được chọn tiêm tôi cũng sẵn sàng với mong muốn có thể đóng góp vào quá trình nghiên cứu để có thể sớm ra đời vaccine phòng dịch bệnh nguy hiểm này”, tình nguyện viên N.H.T nói. 

Đây là vaccine thứ 2 của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm trên người, sau vaccine Nanocovax, của Công ty Nanogen thử nghiệm trên người giai đoạn một từ ngày 10/12/2020. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I vaccine COVIVAC phòng COVID-19
Nữ học viên bác sĩ nội trú, 27 tuổi, trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ, đã mong chờ điều này từ rất lâu. Vì vậy, khi có thông tin về chương trình thử nghiệm tại trường, cô gái trẻ này đã đến từ rất sớm để đăng ký tham gia.

“Tôi tự tin vì mình là người khỏe mạnh và tôi cũng làm trong ngành y tế nên nguy cơ lây nhiễm cũng rất cao. Tôi cũng đã tìm hiểu về vaccine và cũng được biết tác dụng phụ của vaccine rất ít nên sẽ đăng ký tham gia thử nghiệm vaccine Covivac. Nếu được trở thành tình nguyện tham gia thử nghiệm, tôi có thể được sinh kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2”- nữ học viên nói. 

TS Trần Thanh Tùng, Phó trưởng bộ môn dược lý, Trung tâm Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội tình nguyện viên sẽ tham gia thử nghiệm vaccine Covivac trong 13 tháng, trong đó có 9 lần kiểm tra sức khỏe. Kinh phí mỗi lần kiểm tra, tái khám, dự án hỗ trợ 300.000 đồng/lần cho tình nguyện viên. Hiện Trung tâm Dược lý lâm sàng của Đại học Y Hà Nội đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đảm bảo cho các tình nguyện viên yên tâm trong quá trình thử nghiệm. 

Mỗi người tình nguyện được tiêm 2 mũi

Nghiên cứu giai đoạn một dự kiến tuyển chọn 120 người tình nguyện là người khỏe mạnh, chia thành 5 nhóm sử dụng các liều vaccine 1 mcg, 3 mcg, 10 mcg, 1 mcg có bổ sung tá chất và sử dụng giả dược.

Mỗi người tình nguyện tham gia nghiên cứu được tiêm 2 mũi (vaccine hoặc giả dược) cách nhau 28 ngày. Dự kiến, người tình nguyện đầu tiên được tiêm vaccine thử nghiệm vào tháng 2. Sau đó, các nhà khoa học sẽ thu thập được kết quả nghiên cứu giai đoạn một vào ngày 43 của tất cả tình nguyện viên. Nếu vaccine cho thấy đạt các tiêu chuẩn về an toàn và tạo được miễn dịch có khả năng phòng bệnh, giai đoạn hai sẽ tiếp tục triển khai với cỡ mẫu lớn hơn.

GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết đối tượng được lựa chọn để tiêm vaccine này là người trưởng thành 18-75 tuổi tại Việt Nam.

Ưu điểm của vaccine Covivac là nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C, tiện hơn so với các loại khác. Giai đoạn 1 đánh giá tính an toàn và khả năng dung nạp của mỗi người trong số 4 công thức Covivac với các liều khác nhau.

Các tình nguyện viên được kiểm tra sức khoẻ trước khi tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax nhóm liều 50mcg. - Sputnik Việt Nam
Sức khoẻ những người tiêm vaccine COVID-19 liều cao nhất hiện thế nào?
Sau khi đối tượng ký biểu mẫu, khám sàng lọc sẽ được tiêm vaccine và lưu lại Đại học Y Hà Nội trong 24 giờ, theo dõi phản ứng tại chỗ. Sau đó, họ trở về nhà tự theo dõi dưới sự hướng dẫn của cán bộ nghiên cứu và trao đổi online. Mũi tiêm thứ 2 cách 28 ngày. Sau khi tiêm xong, tình nguyện viên ở lại theo dõi trong 4 giờ và về nhà. Sau đó các đối tượng này đến khám thêm 5 lần để thu thập dữ liệu.

Giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng dự kiến thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, Thái Bình. Giáo sư Đặng Đức Anh cho biết các phản ứng thường gặp là đau, ban đỏ, sưng tấy... Đây là những phản ứng thông thường. IVAC đã mua bảo hiểm sản phẩm để chi trả cho việc điều trị các thương tích liên quan đến nghiên cứu.

Giáo sư Đặng Đức Anh cũng cho biết giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac được tiến hành từ nay đến cuối tháng 2. Dự kiến, đầu tháng 3, những tình nguyện viên đầu tiên được tiêm. Vào tháng 5, giai đoạn một sẽ hoàn thành. Giai đoạn 2 vào tháng 7-9 và giai đoạn 3 vào cuối năm nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала