Bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), người đứng đầu phái bộ Đài Loan tại Hoa Kỳ, đã chính thức được mời dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Biden. Đây là lần đầu tiên có chuyện như vậy kể từ năm 1979 sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ.
Honored to represent the people and government of Taiwan here at the inauguration of President Biden and Vice President Harris. pic.twitter.com/KSatj8vIln
— Bi-khim Hsiao 蕭美琴 (@bikhim) January 20, 2021
Người phát ngôn của cơ quan Ngoại giao của hòn đảo, bà Âu Giang An (Joanne Ou) gọi sự tham gia lễ tuyên thệ nhậm chức là một minh chứng cho «tình bạn mật thiết» giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, dựa trên những giá trị chung - dân chủ, tự do và nhân quyền. Về phần mình, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, bà Emily Horne tuyên bố xác nhận cam kết «kiên định» của Hoa Kỳ đối với Đài Loan. Hãng thông tấn Reuters dẫn lời bà này nói rằng cùng với các bạn bè và đồng minh, Tổng thống Biden, sẽ ủng hộ sự thịnh vượng, an ninh và giá trị chung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Đài Loan.
“Emily Horne, spokeswoman for the White House National Security Council, said the U.S. commitment to Taiwan was "rock-solid" after the island's de facto ambassador in Washington, Hsiao Bi-khim, attended Biden's swearing in on Wednesday.” https://t.co/6NymHuPsWv
— US Taiwan Watch (@ustaiwanwatch) January 21, 2021
Nhân vật tương lai đứng đầu cơ quan ngoại giao của chính quyền mới của Mỹ, ứng viên cho chức vụ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken có thể liên quan đến lời mời khá là xì-căng-đan dành cho đại diện Đài Loan tới dự lễ nhậm chức. Ý kiến này do TSKH Chính trị, GS Đại học Tổng hợp Matxcơva, uỷ viên Hội đồng Khoa học thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, ông Andrei Manoilo nêu ra trong cuộc phỏng vấn cuả Sputnik.
«Giả thiết đơn giản, nhưng chắc là gần với sự thật. Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Trung - Mỹ, có lời mời người đứng đầu phái bộ Đài Loan tới dự lễ nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ có thể gắn liền với hoạt động vận động hành lang thông thường của Blinken. Người ta nhận thấy ông có liên hệ mật thiết với chính quyền Đài Loan, có thể có những liên hệ cá nhân với các chính trị gia và doanh nhân Đài Loan. Vì vậy, rất có thể Blinken đã tận dụng sự bối rối và ồn ào đang diễn ra xung quanh lễ nhậm chức trong vài ngày qua, và vận động hành lang để đưa người đứng đầu Văn phòng Đại diện Đài Loan vào danh sách khách mời».
Foreign Ministry thanks Blinken for strong support of Taiwan https://t.co/s24JxVZa3z pic.twitter.com/eKKWlbo1YD
— Radio Taiwan Int'l (@RadioTaiwan_Eng) January 20, 2021
Được biết, Blinken đã tiếp đãi vị đương kim đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2015, khi bà này còn là ứng viên tranh cử Tổng thống. Ông còn trò chuyện với bà mấy lần sau khi bà Thái trở thành Tổng thống vào năm 2016. «Bản thân điều đó là quan trọng», - ông nói khi nhắc về những sự kiện này tại phiên điều trần của Thượng viện trước lễ tuyên thệ nhậm chức, trong tương quan đến thủ tục xác nhận tư cách ứng cử của ông cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ.
Cụ thể, tại phiên điều trần ông lưu ý rằng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Biden sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình để đảm bảo rằng Đài Loan có khả năng tự vệ. Ông cũng nói mong muốn Đài Loan đóng vai trò quan trọng hơn trên toàn cầu và trong các tổ chức quốc tế. Blinken cũng hứa hẹn tiếp nối đến cùng tiến trình vốn do Mike Pompeo khởi đầu, dự trù nới lỏng các hạn chế trong quan hệ chính thức với Đài Bắc.
Tại cuộc họp báo ngắn ngày 21 tháng 1, bình luận về sự hiện diện của đại biểu Đài Loan tại lễ nhậm chức ở Washington, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc cực lực phản đối bất kỳ liên hệ nào của Hoa Kỳ với phía Đài Loan, kêu gọi giải quyết vấn đề Đài Loan một cách cẩn trọng và đúng đắn để không làm phương hại đến quan hệ Mỹ - Trung cũng như hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Cần nhắc thêm rằng trước đó, Bắc Kinh đã quyết định áp đặt biện pháp trừng phạt đối với 28 công dân Hoa Kỳ, bao gồm Ngoại trưởng dưới thời Donald Trump Mike Pompeo và cố vấn thương mại của Trump là Peter Navarro, vì «tội» can thiệp vào công việc nội bộ của CHND Trung Hoa và phá hoại lợi ích của Trung Quốc. Những đối tượng bị trừng phạt này «vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc và phải chịu trách nhiệm phần lớn về những quyết định điên rồ của phía Mỹ trong các vấn đề gắn với Trung Quốc», - như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố. Trong danh sách trừng phạt còn bao gồm cựu lãnh đạo Bộ Y tế Mỹ Alex Azar và Thứ trưởng Ngoại giao trong chính quyền Mỹ nhiệm kỳ trước là Keith Krach, người đã thực hiện chuyến thăm Đài Loan hồi năm ngoái với tư cách là nhân vật chính thức.