Giữ chính quyền bằng mọi giá – có những tài liệu mật cho thấy một Lenin khác

© Sputnik / Konstantin Kuznetsov / Chuyển đến kho ảnhVladimir Lenin diễn thuyết ở Lễ kỷ niệm lần thứ 2 quân chủng Vsevobuch (Đào tạo quân sự bắt buộc toàn quân) trên quảng trường Đỏ ở Mát-xcơ-va ngày 12.05.1919.
Vladimir Lenin diễn thuyết ở Lễ kỷ niệm lần thứ 2 quân chủng Vsevobuch (Đào tạo quân sự bắt buộc toàn quân) trên quảng trường Đỏ ở Mát-xcơ-va ngày 12.05.1919. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các bản thảo gốc do lãnh tụ cách mạng Nga Vladimir Ilyich Lenin viết tay được bảo quản trong Kho Lưu trữ, để vào đó tra cứu phải có giấy phép đặc biệt và vượt qua mấy tầng cửa thép. Hơn 3.724 bản tài liệu do chính Lenin viết xưa nay chưa từng công bố ở bất cứ đâu.

Trong khi đó, những bản thảo này có thể nói lên rất nhiều điều về tính cách và mục tiêu thực sự của vị lãnh tụ, - như báo ABC của Tây Ban Nha lưu ý: «Hình mẫu Vladimir Lenin mà chế độ Xô-viết tạo lập một cách cẩn thận, nay sẽ chẳng bao giờ còn giống như trước nữa». 

Ngay từ năm 1991, vị tướng Nga và cũng là nhà sử học Dmitry Volkogonov đã phát hiện trong kho lưu trữ bí mật của Đảng Cộng sản Liên Xô và KGB có khoảng 7.000 tài liệu chưa hề công bố liên quan đến Vladimir Ilyich Lenin, hơn một nửa trong số đó mang nét chữ do tay người sáng lập Nhà nước Liên Xô viết nên. Và nếu phân tích những tài liệu chưa từng được xuất bản trước đây, rõ ràng là Vladimir Lenin trên thực tế rất khác với chân dung huyền thoại mà những người cộng sản tôn vinh, - bài báo nhấn mạnh.

Chính quyền là nhiệm vụ duy nhất 

«Đọc các tài liệu của Vladimir Lenin, đặc biệt là những tài liệu cuối cùng chưa được công bố, chúng tôi hiểu rằng nhiệm vụ duy nhất của ông là chính quyền, chính quyền và một lần nữa, là chính quyền», - sử gia Volkogonov nói trong cuộc phỏng vấn của ABC ngay vào năm 1992.

Nhà sử học quân sự nổi tiếng này đã chủ trì công trình biên soạn tác phẩm đồ sộ về Thế chiến II. Nhưng khi ban lãnh đạo quân sự nhìn thấy tập đầu của nghiên cứu, lập tức có lệnh cấm xuất bản và đe tước quyền truy cập của vị tướng-sử gia vào các kho lưu trữ, - bài báo cho biết.

Vladimir Lenin tại phòng làm việc ở Horki, năm 1922. - Sputnik Việt Nam
Nhân 150 năm ngày sinh Lênin: 5 sự thật ít biết về nhà cách mạng Nga

Tiếp đó, sau khi Liên Xô tan rã, Volkogonov vẫn có cơ hội tiếp xúc với số tài liệu mật của chế độ Xô-viết, nhờ có sự hỗ trợ của sếp Boris Yeltsin mà khi đó Volkogonov làm cố vấn -, ABC giải thích. Dmitry Volkogonov cũng là tác giả biên soạn tiểu sử của Iosif Stalin và Lev Trotskiy. Tuy nhiên, chính tiểu sử của Vladimir Lenin, phần cuối trong bộ ba tập sách «Các vị lãnh tụ» của ông mới gây ấn tượng mạnh nhất, - bài báo nhấn mạnh.

Có lẽ một số sự kiện từ cuốn sách này - ví dụ, sắc lệnh của Lenin về phá hủy hơn 70.000 nhà thờ Chính thống giáo - bây giờ đã chẳng khiến ai ngạc nhiên. Có những tác tài liệu khác ủng hộ giả thiết rằng vào lúc cuối đời, Lenin quả thực đã yêu cầu cho xyanua để tự vẫn, - bài báo cho biết. Nhưng không rõ liệu đề nghị khốc liệt đó là do nguyện ước mau chóng thoát khỏi cảnh ngày đêm đau đớn mà Lenin phải chịu đựng, hay là gắn với chứng rối loạn tâm thần do bệnh tật, hay là sự dằn vặt nghi ngờ về tương lai của Liên bang Xô-viết, - ABC thông báo.

«Chúng ta biết được điều gì mới mẻ về «một Vladimir Lenin khác», lãnh tụ của cuộc cách mạng Nga? Trước hết, đó không phải là một cuộc cách mạng, mà là cuộc đảo chính. Đáng chú ý là ban đầu, ngay cả bản thân những người Bolshevik cũng gọi sự kiện này như vậy, là «đảo chính», - bài báo viết. Theo quan điểm của nhà sử học, cuộc cách mạng chỉ có thể thực hiện được bởi thủ lĩnh phái Bolshevik hứa hẹn với quần chúng rằng sẽ mang lại hòa bình và đất đai, trong khi đó là mong ước của hàng triệu người: «Với sự giúp đỡ của một số nhân vật nhất định từ giới tài chính ở Đức, Lenin đã biết làm cho đảng trở nên mạnh mẽ và có ảnh hưởng. Ngoài ra, thủ lĩnh Bolshevik là người có bản lĩnh vững vàng, ý chí sắt đá, quyết tâm cao và mục tiêu rõ ràng», - sử gia  Volkogonov viết.

Đồng thời, nguyện vọng của Lenin muốn duy trì quyền lực bằng bất cứ giá nào cũng giải thích lý do cho việc tại sao ông đã đồng ý nhượng hàng triệu km vuông lãnh thổ, khi Đức đe dọa chiếm đóng Nga, - bài báo nhấn mạnh. Theo các tài liệu mật, để duy trì quyền bính, thậm chí cả thiệt hại như vậy các lãnh đạo Bolshevik cũng không ngại ngần. Nhà sử học Nga giải thích: «Công cụ cơ bản để duy trì quyền lực hoá ra lại là chế độ độc tài sắt thép, tàn nhẫn và khắc nghiệt». 

Đáp lại cuộc tấn công xảy ra năm 1918 nhằm vào Lenin, phái cộng sản đã triển khai cuộc «thanh trừng Đỏ» ở nước Nga, kéo dài cho đến khi Iosif Stalin qua đời, với cái giá là sinh mạng của hàng triệu người, - bài báo viết. Theo quan điểm của Volkogonov, chính Lenin là người đầu tiên bắt đầu cuộc thanh trừng và đích thân ra lệnh hành quyết hàng nghìn đối tượng «chỉ thuần tuý nhằm quảng bá hoạt động của những người Bolshevik». Ngay từ đầu, Lenin đã ủng hộ việc lập ra GULAG, phát triển hệ thống lao động cưỡng bức và quyết định gửi trí thức ra hải ngoại, - ABC thông báo. 

Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ - Sputnik Việt Nam
Ông Putin thấy không cần thiết phải mai táng thi thể Lênin

Cụ thể, điều này chứng tỏ qua một đoạn điện văn do thủ lĩnh Bolshevik gửi cho các nhà lãnh đạo Penza để trấn áp «cuộc nổi loạn của bọn kulak» nổ ra ở đó, trong khi trên thực tế đó là những người lao động bình thường. Lenin đã viết: «1) Treo cổ (nhất thiết cần treo lên để dân chúng nhìn thấy) ít nhất 100 tên kulak khét tiếng, những kẻ giàu có, bọn hút máu. 2) Công bố họ tên của chúng. 3) Tịch thu toàn bộ bánh mì lương ăn của chúng. 4) Chỉ định các con tin».

Còn ở cuối bức điện có ghi:

«Hãy tìm những nòng cốt kiên trung hơn». Kể từ đó, một trong những nhiệm vụ của chính quyền mới là tìm kiếm những người «kiên trung hơn», - bài báo viết.

Phẩm chất chủ yếu của thủ lĩnh cách mạng

Tố chất chính của thủ lĩnh cách mạng, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, là «niềm tin cuồng nhiệt lớn lao vào chủ nghĩa cộng sản không tưởng», và để đạt được thành tựu đó, ông sẵn sàng làm bất cứ điều gì - kể cả «chủ nghĩa khủng bố Nhà nước», dối trá và bắt cóc. Trong một tài liệu thuộc loại bí mật nhất, Lenin đã ra chỉ thị thực hiện các vụ hành quyết để «dân chúng có thể nhìn thấy, run sợ, biết và kêu thét», - bài báo viết. Ngoài ra, sau một thời gian dài nghiên cứu các tài liệu mật, sử gia Volkogonov đi đến kết luận rằng lãnh tụ Bolshevik không hề cảm thấy gắn bó với nước Nga. Lenin không hiếm khi gọi những người đồng hương của mình là «gã điên» hoặc «lũ đần độn», nếu họ không muốn ủng hộ những gì ông khởi xướng, - ABC viết.

Tuy nhiên, ở nước Nga cho đến nay nhiều người vẫn coi Lenin là «nhà từ thiện», là «ân nhân», - bài báo nhấn mạnh. Không ngẫu nhiên mà trong chặng dài nhiều năm qua, nhà sử học nhận được vô số những cuộc gọi nặc danh với lời đe dọa «thanh toán» từ những người không vừa lòng với cuốn sách của ông. 

«Thật khó để ngờ rằng Vladimir Lenin đã cố gắng phấn đấu trao tặng hạnh phúc và sự phồn vinh cho toàn thể mọi người, hoặc chí ít là cho lực lượng mà ông gọi là giai cấp vô sản. Tuy nhiên, giờ đây chúng tôi hiểu rằng để xây dựng cái gọi là hạnh phúc đó, ông coi việc đổ máu, sử dụng bạo lực và tiêu diệt tự do là hành động hoàn toàn hợp pháp», -  tác giả Volkogonov kết luận.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала