Cuối tuần trước, ít nhất 28 chiến đấu cơ, máy bay ném bom chiến lược, máy bay chống tàu ngầm, cũng như chiếc máy bay trinh sát của quân đội Trung Quốc đã tiến vào phía tây nam Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Reuters thu hút sự chú ý đến sự gia tăng số lượng chiến đấu cơ và máy bay ném bom tham gia vào cuộc diễn tập, thay vì máy bay trinh sát, như đã thường xảy ra gần đây.
Moments ago, One Chinese Navy (PLAN) Y-8Q maritime patrol aircraft #7A431D was spotted operating within Taiwan's southwest ADIZ at 13,000 feet. pic.twitter.com/OsMw8LWkwo
— Aircraft Spots (@AircraftSpots) January 24, 2021
Chính quyền mới của Mỹ đã chính thức mời bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi Khim), đại diện của Đài Loan tại Mỹ, tới dự lễ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden ngày 20-1. Về phần mình, ứng viên cho chức vụ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hứa với Đài Bắc sẽ duy trì cam kết giúp Đài Loan đảm bảo năng lực tự vệ. Ông Blinken cũng tán thành việc nới lỏng những quy định về việc giao thiệp giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, giáo sư Anatoly Smirnov từ Học viện Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO của Bộ Ngoại giao Nga), Chủ tịch Viện Nghiên cứu An ninh Toàn cầu, cho biết rằng, với cuộc diễn tập không quân, Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ không nên có hành động mới nhằm củng cố sự ly khai trên hòn đảo:
“Đài Loan không ngừng cố gắng tận dụng mối quan hệ chính trị và quân sự ngày càng tăng với Hoa Kỳ để nói lên ý muốn tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc đại lục. Trên hòn đảo có những thế lực coi chính quyền mới của Mỹ là “đội hậu bị” mới sẽ giúp củng cố sự ly khai trong mối quan hệ với Trung Quốc đại lục. Trước đây, những chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc cũng thường bay sát gần Đài Loan. Không có nghi ngờ gì rằng, các cuộc diễn tập như vậy đều cho thấy đường lối nhất quán của Bắc Kinh coi Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình. Tuy nhiên, trước đây Trung Quốc không tổ chức những cuộc diễn tập để phô trương sức mạnh không quân với quy mô lớn như vậy. Cuộc diễn tập gần đây nhất là phản ứng trước việc Mỹ phát các tín hiệu với lực lượng ly khai ở Đài Loan, đồng thời là đòn giáng mạnh vào kế hoạch của Đài Loan nhận sự hỗ trợ của chính quyền mới".
Washington đã kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt việc gây áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế lên Đài Loan vài giờ sau khi Đài Bắc báo cáo về các chuyến bay của những chiến đấu cơ Trung Quốc vào thứ Bảy. Trong khi đó, cùng ngày, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và nhóm chiến hạm hộ tống tiến vào Biển Đông để thực hiện các chiến dịch bảo vệ "tự do hàng hải", theo thông cáo của Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của quân đội Mỹ.
.@USNavy Theodore Roosevelt Carrier Strike Group entered the South China Sea to conduct routine operations.
— U.S. Indo-Pacific Command (@INDOPACOM) January 24, 2021
Read more here at https://t.co/Vb8tPOkPLC
Hành động mang tính khiêu khích của nhóm tàu hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tiến vào Biển Đông rất có thể không phải là ngẫu nhiên. Tại cuộc họp giao ban hôm thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tuyên bố rằng, Hoa Kỳ đã nhiều lần điều tàu sân bay của họ đến Biển Đông, và việc phô trương lực lượng như vậy có hại cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
The Theodore Roosevelt Carrier Strike Group entered the South China Sea on Jan. 23. The US has frequently dispatched warships and aircraft to the South China Sea to flex its muscles, which is not conducive to regional stability. pic.twitter.com/ZffbSjEXeJ
— Spokesperson发言人办公室 (@MFA_China) January 25, 2021
Những nỗ lực mới của Mỹ dùng "bài" Đài Loan, cũng như những hành động khiêu khích gây căng thẳng ở Biển Đông cho thấy rằng, Washington đang đề ra đường lối chính trị nhằm gia tăng đối đầu với Trung Quốc. Triển vọng về việc cải thiện tình hình dưới thời chính quyền mới của Mỹ vẫn không hoàn toàn lạc quan.