Xây dựng, hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại

© Ảnh : TTXVNĐồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày tham luận.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày tham luận. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hà Nội, (Sputnik) - Sáng 27/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục phiên tham luận. Bộ trưởng Bộ Tài chính có bài phát biểu.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, phát biểu tham luận với chủ đề: “Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”.

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Văn kiện đại hội Đảng XIII - Cô đọng, súc tích, tính khái quát cao

Đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực

Nền tài chính quốc gia tiếp tục có những bước phát triển quan trọng, đóng góp quyết định vào các thành quả của đất nước, thể hiện ở một số điểm lớn sau:

Thứ nhất, đã tiên phong trong quá trình hoàn thiện thể chế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu lại đồng bộ ngân sách nhà nước (NSNN) nợ công, thúc đẩy quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế, hội nhập, cải thiện các cân đối lớn, tăng cường ổn định vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, đảm báo trật tự xã hội, chủ quyền dân tộc.

Về thu NSNN, xây dựng được hệ thống thu tương đối hiện đại, công khai, minh bạch. Do vậy, nên dù thực hiện điều chỉnh cắt giảm thuế và đặc biệt dưới tác động của đại dịch Covid-19 trong năm 2020, thu NSNN giai đoạn 2016-2020 vẫn gấp 1,6 lần giai đoạn 2011-2015, đạt trên 25% GDP, vượt mục tiêu đề ra.

Về chi NSNN, hệ thống pháp luật về chi NSNN tiếp tục được hoàn thiện. Quy mô chi bình quân giai đoạn 2016- 2020 khoảng 27,5% GDP so với 29,5% GDP giai đoạn 2011-2015.

Thứ hai, hoàn thiện đồng bộ thể chế về quản lý thị trường chứng khoán, bảo hiểm; triển khai Đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đứng trước cơ hội vàng sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Thứ ba, đi tiên phong trong việc sắp xếp lại bộ máy, tinh gọn đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy, đồng thời triển khai xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số.

Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn tới

Bộ Tài chính nhất trí cao với các Báo cáo trình Đại hội về quan điểm, định hướng, mục tiêu Chiến lược 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025, Ông Đinh Tiến Dũng đã vạch ra các phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn tới, tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách giá cả, tài chính, cải cách hành chính, ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0; khơi thông và phân bổ các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trường, ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài; quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu; kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước; chuyển dịch đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu.

Thứ hai, phát triển hệ thống thu hiện đại, gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập và thông lệ quốc tế; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội.

Thứ ba, cơ cấu lại chi NSNN trên cơ sở phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, thực hiện “xã hội hóa” một số lĩnh vực như у tế, gỉáo dục, văn hóa, thể thao; tinh gọn tố chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cải thiện mạnh mẽ hiệu quả, hiệu lực chi tiêu công.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ năm, khẩn trương hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, quản lý và sử dụng vốn nhà nựớc.

© Sputnik / Taras IvanovTờ 500.000 đồng Việt Nam
Xây dựng, hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại  - Sputnik Việt Nam
Tờ 500.000 đồng Việt Nam

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách, tăng cường thanh tra, kiểm ưa, kiểm toán, công khai, minh bạch; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đến năm 2025 xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số ở những lĩnh vực tài chính quốc gia, tài chính công trọng yếu: NSNN, thuế, hải quan, chứng khoán, quán trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

“Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tới khá nặng nề, nhưng với ý chí và quyết tâm cao, ngành tài chính xin hứa trước Đại hội sẽ phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu tài chính-NSNN”, Bộ trưởng khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала