Có lẽ bức tường hiện đại nổi tiếng nhất là "Bức tường Berlin", mà sự sụp đổ đã trở thành biểu tượng cho sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hiện giờ các công trình phòng thủ dưới dạng bức tường biên giới có ở khoảng 40 quốc gia. Bức tường kiên cố nhất ngăn cách CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Ấn Độ đã rào mình lại trước Bangladesh bằng một bức tường dài 4400 km, và có một số bức tường khác ở biên giới với Pakistan. Các bức tường rào ngăn cách Ai Cập với Dải Gaza, Israel với Bờ Tây sông Jordan, rào phân chia hai phần đảo Síp của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, và rào nằm ở biên giới Malaysia - Thái Lan. Vào năm 2015, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi công bố kế hoạch xây dựng “bức tường đẹp” dài 1609 km ở biên giới với Mexico để ngăn người di cư vào Mỹ. Cho đến nay, 727 km tường thành đã được xây dựng.
Bức tường của Trung Quốc
Trung Quốc cũng đã xây tường rào ở biên giới với Việt Nam và Myanmar. Từ năm 2012 đến năm 2017, Tân Hoa xã đưa tin cho hay một hàng rào sắt cao 4,5 m với thép gai, camera an ninh đã được dựng lên suốt 12 km theo sông Ka Long, dọc theo biên giới với Việt Nam. Việc xây dựng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Và giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và bang Shan ở phía bắc Myanmar, xuất hiện hàng rào dài 659 km trong thời kỳ đại dịch. Chính quyền Trung Quốc nói việc này được thực hiện để bảo vệ chống lại Covid-19, cũng như ngăn chặn việc buôn lậu hàng hóa, ma túy và buôn người.
According to a US related goverment source, China is planning to construct a 2,100KM (~1,200 miles) long wall (Barbed wire) at the Myanmar border to stop the spread of COVID-19 and illegal crossings. (via Xy5Z89)pic.twitter.com/z78myL61c7
— Coronavirus ☣️ Turkish Agency (@CoronaTurkeyEN) December 21, 2020
Bảo vệ trước những người nhập cư lậu
“Các khu vực miền núi Thái Lan, Myanmar, Lào, đông bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc là vùng gọi là “Tam giác vàng", nơi có dòng chảy buôn thuốc phiện lậu rất lớn, - theo giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Viễn Đông, Đại học Tổng hợp St. Petersburg - “Ngoài ra, nạn buôn người phát triển nhanh chóng, phụ nữ và trẻ em được xuất khẩu sang Trung Quốc, nơi có lượng nam giới dư thừa rất lớn, và buôn lậu hàng hóa nở rộ. Bắc Kinh muốn thương mại chỉ được tiến hành thông qua các kênh hợp pháp tại biên giới. Trung Quốc đã bảo vệ Internet của mình bằng một bức tường lửa gọi là Firewall. Bây giờ họ quyết định xây các bức tường thực sự để bảo vệ đất nước trước nạn tội phạm, mà mức độ gia tăng khiến họ lo lắng".
China, Blaming Covid, Is Erecting Border Walls With Myanmar And Vietnamhttps://t.co/ThgjdmeJBA pic.twitter.com/mebC5EWGRu
— Mears Venture (@mearsventures) January 26, 2021
Các chuyên gia nước ngoài chỉ ra một lý do khác của việc xây dựng bức tường ngăn cách giữa Trung Quốc và Việt Nam: ngăn chặn lao động Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Quốc gia láng giềng thu hút không chỉ bằng triển vọng việc làm mà còn cơ hội gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, sự ổn định chính trị và cuộc chiến chống lại COVID-19 hiệu quả. Theo báo chí Việt Nam, hàng chục ngàn công nhân lành nghề Trung Quốc đã sang Việt Nam hợp pháp trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một số đáng kể trong đó không muốn dính líu đến thủ tục giấy tờ và thích sử dụng con đường bất hợp pháp.
Giữ lại để trừng phạt
Nhiều người chỉ trích tin rằng bức tường biên giới mà Trung Quốc đang xây dựng cũng nhằm vào những người bất đồng chính kiến. Theo chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Úc Carlisle Thayer, mục tiêu của Trung Quốc là hạn chế dòng chảy ra khỏi đất nước không chỉ của những người thất nghiệp mà còn của cả những người mà Trung Quốc muốn giữ lại. Ấn phẩm có uy tín The Diplomat viết tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), giáp với Việt Nam, Myanmar và Lào, từ lâu đã trở thành lối thoát cho người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và những người xin tị nạn khác tới phương Tây, cũng như hành lang cho những người tị nạn rời Bắc Triều Tiên.