Đại hội xác định triển vọng phát triển hơn nữa của một đất nước mà ngày nay đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới bằng những thành tựu trong suốt 35 năm thực hiện đường lối đổi mới. Chính sách này đã tạo được uy tín cao cho Việt Nam, đã thể hiện trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ mới đây, khi 192 quốc gia ủng hộ việc bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ mới.
“Đại hội lần thứ 13 đã hoàn thành nhiệm vụ chính của mình. Đại hội đã đi sâu phân tích những thành công đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế, trong việc củng cố ổn định chính trị và lòng tin giữa Đảng và nhân dân. Vấn đề của ban lãnh đạo mới đã được giải quyết thành công. Việc ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử nhiệm kỳ mới khẳng định mong muốn của đảng viên tiếp tục thực hiện chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt mà họ đã bắt đầu. Đồng thời, bốn ủy viên lãnh đạo của Bộ Chính trị đã được đổi mới một nửa, toàn bộ thành phần của Ban Chấp hành Trung ương được trẻ hóa đáng kể” - ông Lokshin nói.
“Các nghị quyết được Đại hội thông qua nhấn mạnh tính ổn định và bất biến trong đường lối đối ngoại của Việt Nam nhằm đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tích cực bảo vệ lợi ích quốc gia của mình ở Biển Đông. Các văn kiện và nghị quyết của Đại hội trong chính sách đối ngoại khẳng định sự ổn định của đường lối lãnh đạo, cho phép quan hệ của Việt Nam với các cường quốc, trong đó có Nga, đã phát triển thành công trong những năm qua và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Việc thực hiện các nghị quyết Đại hội sẽ đảm bảo cho Việt Nam đạt được những thành công mới về mọi mặt” - ông Grigory Lokshin kết luận.
Nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng, các đại biểu Đại hội bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã bầu ông tiếp tục giữ chức vụ này, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg ghi nhận rằng đại hội đã không chỉ bỏ phiếu cho những người thế hệ 1950, mà cả đạo diện thế hệ 1940 vào ban lãnh đạo. Các đại biểu bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với đường lối hiện nay theo phong cách: Các vị vẫn còn sức cống hiến, hãy tiếp tục làm việc vì lợi ích của đất nước.
“Điều chính yếu mà tôi muốn lưu ý, đặc trưng cho tình hình Việt Nam hiện nay, đó là tình hình trong nước vẫn ổn định khi mà bất ổn trên thế giới và trong khu vực ngày càng gia tăng. Ở nhiều quốc gia trên thế giới đang diễn ra các cuộc mít tinh, biểu tình, ẩu đả với cảnh sát, bạo loạn, và mới đây là cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar. Nhưng tại Việt Nam - sự ổn định gắn liền với chính sách nhân sự rất hiệu quả và bài bản. Điều đó cho phép đạt được hiệu quả quản lý cao, đảm bảo ổn định chính trị làm cơ sở cho cải cách kinh tế và tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái tiền đồng ổn định. Đó là lý do tại sao đất nước này có thể đối phó với coronavirus và duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực."
Giáo sư Kolotov cũng lưu ý đến phương diện đạo đức. Ông nhấn mạnh rằng trong thế giới hiện đại, vấn đề đạo đức thường ít được các chính trị gia nhắc đến, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến chủ đề này. Hơn nữa, ông không chỉ nói đến, mà chính trên cơ sở đó, ông đã xây dựng chính sách nhân sự của mình và tin tưởng chắc chắn rằng dù có tài mà không có đức thì cũng không thể trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả. Giữa đạo đức và tài năng phải có sự cân bằng biện chứng - chỉ những con người như vậy mới đảm bảo được sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà Đại hội 13 của ĐCSVN đã phát huy tác dụng. Thế hệ 1940, những người sẽ lãnh đạo đất nước trong những năm tới, có một sứ mệnh đặc biệt, bởi vì Đại hội đã thông qua các kế hoạch đầy tham vọng cho sự phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ tới. Và nếu những kế hoạch này được thực hiện, thì tên tuổi của các nhà lãnh đạo đạt được những kết quả xuất sắc sẽ được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử Việt Nam.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần theo đuổi chính sách đối ngoại được cân nhắc kỹ càng, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn quốc tế ngày càng gia tăng. Trên thực tế, sẽ phải đi trên lưỡi dao, trước hết là trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, đồng thời cần phải rất cứng rắn và nhất quán khi bảo vệ lợi ích của mình” - Giáo sư Kolotov nói.
Chiến dịch chống tham nhũng do TBT Nguyễn Phú Trọng phát động có tầm quan trọng lớn trong đời sống Việt Nam. Chiến dịch đó cho phép làm trong sạch ban lãnh đạo, cũng như dự trữ nhân sự, thanh tẩy các nhân tố làm mất uy tín của Đảng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở tất cả các cấp, thể hiện qua phiếu bầu đại hội.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam có mọi lý do để lạc quan nhìn về tương lai, - chuyên gia Nga kết luận.