Trung Quốc nhắm vào Việt Nam trước tiên và đe dọa hòa bình thế giới hậu Thế chiến thứ hai

© AP Photo / Bullit Marquez, FileCảnh sát biển Trung Quốc
Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Đăng ký
Theo các chuyên gia hàng hải, việc Chủ tịch Tập Cận Bình ký phê duyệt thông qua Luật Cảnh sát Biển (Luật Hải cảnh) mới, cho phép Hải quân Trung Quốc nổ súng và dùng vũ lực ở Biển Đông, Bắc Kinh đang nhắm vào Việt Nam và Malaysia trước tiên.

Việc Trung Quốc trao quyền cho Hải cảnh nổ súng, dùng vũ lực ở Biển Đông, biển Hoa Đông là “mối đe dọa” nền hòa bình thế giới, trật tự pháp lý hậu Thế chiến II.

Trung Quốc đang thách thức cả ASEAN và Mỹ. Các ý kiến cho rằng, Luật Hải cảnh mới là động thái khiêu khích, gây xói mòn niềm tin, quan hệ với các quốc gia láng giềng ASEAN và “nắn gân” chính quyền Tổng thống Mỹ Biden “đừng đùa với lửa”.

Chuyên gia: Thông qua Luật Hải cảnh, Trung Quốc phải bị cô lập, bêu xấu và trừng phạt

Việc Trung Quốc thông qua Luật Cảnh sát Biển (Luật Hải cảnh) cho phép sẵn sàng nổ súng ở Biển Đông là bước đi nằm trong kế hoạch củng cố và phô trương sức mạnh quân sự, khả năng kiểm soát của Bắc Kinh ở các vùng biển tranh chấp và là lời cảnh báo các nước láng giềng “đừng đùa với lửa”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2021
Trung Quốc cho phép nổ súng ở Biển Đông, Việt Nam phản đối, không kích động hận thù

Hôm nay, ngày 1 tháng 2, Luật Cảnh sát Biển (Luật Hải cảnh) của Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Theo đó, chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình cho phép quân đội của mình sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết bao gồm cả vũ lực, vũ khí để đảm bảo chủ quyền quốc gia không bị xâm phạm.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, hôm 22/1/2021 vừa qua, Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc đã kết thúc hội nghị lần thứ 25. Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký lệnh ban hành Luật Hải cảnh cho phép lực lượng Hải cảnh (Cảnh sát Biển) nước này dùng vũ khí nhắm vào tàu nước ngoài, sau khi dự luật này được thông qua tại hội nghị.

Theo Luật Cảnh sát Biển này, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc được trao quyền dùng “tất cả biện pháp cần thiết”, gồm cả vũ khí. Động thái của Bắc Kinh hiện đang làm dậy sóng các tranh chấp, thổi bùng lên cuộc chiến công hàm giữa các bên ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Hàng loạt quốc gia, vùng lãnh thổ, chuyên gia, nhà quan sát quốc tế đã lên tiếng chỉ trích động thái mới nhất này của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn kênh ANC về bước đi nguy hiểm mới này của Bắc Kinh, chuyên gia Greg Poling, Giám đốc Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Mỹ thẳng thắn nêu quan điểm, Trung Quốc xứng đáng phải bị trừng phạt vì lối hành xử hung hăng bạo lực này.

Theo ông Poling, lực lượng Cảnh sát Biển của Trung Quốc từ trước đến nay đều hành xử rất thô bạo, áp dụng vũ lực, hung hăng, coi thường luật pháp quốc tế cho dù có Luật Hải cảnh mới này hay không. Vị chuyên gia đánh giá, thực chất, bộ luật mới của chính quyền Bắc Kinh chỉ là công cụ mới, củng cố thêm cho chính sách gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2021
Ngoại trưởng Mỹ cam kết ủng hộ các nước trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông

Giám đốc Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, Luật Hải cảnh sẽ giúp Trung Quốc “đẻ thêm” nhiều nguyên cớ để Lực lượng Cảnh sát Biển nướ này càng có cơ sở gây ra và bào chữa cho các nguy cơ đụng độ ở Biển Đông, biển Hoa Đông, nhất là trong cuộc chiến “phá hoại” kế hoạch khai thác dầu khí và tài nguyên trên biển của các nước.

Chuyên gia Poling nhấn mạnh, nhằm đối phó với Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, các bên trong tranh chấp Biển Đông cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cộng đồng quốc tế, với Hoa Kỳ và châu Âu để gây “sức ép chính trị” đối với chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đặc biệt, vị chuyên gia còn thẳng thắn cho rằng, Trung Quốc đáng bị trừng phạt như những quốc gia lừa đảo khác về yêu sách của nước này ở Biển Đông.

“Trung Quốc phải bị cô lập, bêu danh xấu, thật đáng hổ thẹn và họ phải bị trừng phạt vì những hành động phi pháp của quốc gia này theo cách mà chúng ta đã trừng phạt một số nước gây rối khác trên trường quốc tế. Nếu không, Trung Quốc sẽ không hiểu được cái giá phải trả cho cách họ hành xử ở Biển Đông”, ông Greg Poling nhấn mạnh.

Cùng với việc chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc, Giám đốc Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) còn đưa ra dự báo rằng căng thẳng có thể sẽ còn leo thang vì Trung Quốc không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông và ngày càng cố thể hiện uy quyền, sức mạnh trước các quốc gia yếu thế hơn ở vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc đang khiêu khích và kích động xung đột tranh chấp biển đảo?

Bình luận về vụ việc Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, TS. Lê Hồng Hiệp, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) đánh giá đây là động thái khiêu khích của chính quyền Bắc Kinh, tạo nguy cơ xung đột vũ trang rất lớn trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trong ảnh: Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày tham luận. Ảnh: TTXVN - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2021
Không để mất Biển Đông. Quân đội Việt Nam “sẵn sàng cho mọi tình huống”

Theo vị chuyên gia, việc chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình ký ban hành luật, trao quyền cho lực lượng Cảnh sát Biển được phép dùng vũ lực sẽ tiềm ẩn rủi ro căng thẳng ở Biển Đông, kịch bản xấu hơn nữa là dẫn đến xung đột vũ trang.

“Trước mắt, luật này giúp Trung Quốc răn đe các bên tranh chấp khác và tạo cơ sở pháp lý cho các hành vi ngang ngược hơn của Trung Quốc trên các vùng biển mà họ yêu sách, và là cái cớ Trung Quốc có thể dùng để biện minh cho các hành vi vũ lực của mình”, TS. Lê Hồng Hiệp nêu quan điểm.

Nhà nghiên cứu cho rằng, Luật Hải cảnh của Trung Quốc căn cứ vào việc tàu lạ “đi vào khu vực có quyền tài phán” của Bắc Kinh, trong khi đây là thứ chưa ai công nhận – yêu sách chủ quyền, quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông, biển Hoa Đông liên tục vấp phải sự phản đối kịch liệt của các bên và dư luận quốc tế.

TS. Hiệp nhấn mạnh, bằng việc thông qua Luật Hải cảnh, Trung Quốc đã tạo được "cơ sở pháp lý trong nước" để có thể dùng vũ lực chống lại hoặc răn đe các nước khác trong các vùng biển mà Bắc Kinh coi là “của mình”.

Tuy nhiên, bày tỏ trong cuộc phỏng vấn với Tuổi trẻ, TS Lê Hồng Hiệp cũng lưu ý, để đánh giá được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, cần theo dõi thêm Trung Quốc sẽ thực thi luật này đến mức độ nào.

“Ví dụ, liệu họ có sẵn sàng sử dụng vũ lực trong các vùng biển bên ngoài 12 hải lý xung quanh các thực thể mà họ đang chiếm đóng ở Hoàng Sa hoặc Trường Sa hay không?”, TS. Lê Hồng Hiệp nói.

Ông Hiệp nhắc lại, hiện tại theo quy định luật pháp quốc tế, nhất là phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để yêu sách các vùng biển này.

Vị chuyên gia phân tích sâu hơn, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại tàu thuyền các nước khác trong các vùng biển này thì đó sẽ là những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, ngăn cản tự do hàng hải và tạo ra sự đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, nếu họ chỉ áp dụng luật chủ yếu trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình theo quy định của luật pháp quốc tế thì tác động của luật cũng sẽ không gây lo ngại quá nhiều.

Trung Quốc đang thách thức cả ASEAN và Mỹ?

Bình luận về vấn đề này, TS. Bùi Hải Đăng, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị những nước đi quyết liệt hơn đối với “lợi ích cốt lõi” mang tầm quốc gia của mình.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Indonesia - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2021
Bộ trưởng Vương Nghị không muốn nói về tranh chấp ở Biển Đông

Đồng thời, Luật Hải cảnh của Trung Quốc không chỉ làm “xói mòn” lòng tin trong quan hệ với các quốc gia láng giềng khu vực Đông Nam Á mà còn gây thêm căng thẳng cho quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Tân tổng thống Joe Biden.

“Luật Hải cảnh của Trung Quốc đã trực tiếp gây tổn hại mối quan hệ với ASEAN, tạo nên tâm lý nghi ngại từ phía Hiệp hội trước các đề xuất có vẻ tích cực từ phía Bắc Kinh”, TS. Bùi Hải Đăng nhận xét.

Theo phân tích của vị chuyên gia, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã thực hiện hầu hết các hoạt động cưỡng chế hàng hải ở các vùng biển gần, vì vậy Luật mới vừa được thông qua sẽ khiến các quốc gia Đông Nam Á thêm quan ngại về các hành động quấy rối với tần suất cao hơn của hải cảnh Trung Quốc.

TS. Đăng nhắc lại việc năm nay 2021, ASEAN và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 30 năm quan hệ song phương. Trước đó, Trung Quốc nhiều lần bày tỏ hy vọng rằng, ASEAN nên cùng Trung Quốc nâng cấp quan hệ hai nước từ “đối tác chiến lược” lên “đối tác chiến lược toàn diện”.

Chưa kể, cả Trung Quốc và ASEAN cũng đang đàm phán một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với kỳ vọng sớm đạt được những kết quả khả quan.

Tuy nhiên, theo TS. Bùi Hải Đăng, khả năng nâng cấp quan hệ ASEAN - Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông và việc Bắc Kinh kiềm chế không gây căng thẳng khu vực.

“Việc Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh không chỉ làm chậm tiến triển của COC thông qua gia tăng căng thẳng tại vùng biển này, mà còn giảm thiểu niềm tin từ các quốc gia Đông Nam Á trước một Trung Quốc đang quyết đoán hơn ở Biển Đông”, TS. Bùi Hải Đăng nhận định.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2021
Vấn đề Biển Đông được nêu trong cuộc họp đầu tiên của ASEAN
Vị chuyên gia cũng thẳng thắn, dù nhiều nước còn phụ thuộc vào Bắc Kinh nhưng động thái này của Trung Quốc sẽ buộc các quốc gia khu vực thận trọng hơn trước các đề xuất của Trung Quốc, thậm chí là có thể cân nhắc nhiều hơn đến các cam kết tái can dự của Mỹ vào khu vực.

“Bên cạnh gây xói mòn lòng tin với ASEAN thì động thái mới nhất của Trung Quốc cũng có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ, quốc gia duy trì các liên minh chiến lược với một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương”, TS. Bùi Hải Đăng nhấn mạnh.

Chuyên gia cho rằng, dù hiện nay, người ta vẫn chưa rõ hay chắc chắn về các cam kết từ chính quyền Biden đối với khu vực Đông Nam Á, nhưng nhiều khả năng Mỹ vẫn duy trì các cam kết với ASEAN và tăng cường can dự vào Biển Đông.

“Luật Hải cảnh của Trung Quốc là "chất xúc tác" khiến Chính quyền Biden thận trọng hơn trước các cam kết của Trung Quốc trong việc nối lại quan hệ hòa bình với Mỹ và đóng vai trò tích cực hơn trong khu vực”, ông Đăng nói.
“Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và căng thẳng Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt, hành động của Trung Quốc đã thách thức những giá trị tự do, dung nạp và hòa bình châu Á - Thái Bình Dương. Quan trọng không kém là hành động này có thể được ví như tín hiệu "nắn gân" chính quyền Biden”, TS. Bùi Hải Đăng nhấn mạnh.

Chuyên gia lý giải, với việc thông qua Luật Hải cảnh, hành động của Trung Quốc đã trực tiếp đánh vào trọng tâm của chính sách tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, buộc Mỹ phải cân nhắc về việc thể hiện quan điểm cụ thể hơn và có các hành động tích cực hơn trong thời gian tới.

“Bên cạnh đó, việc Trung Quốc gây áp lực lên các quốc gia hàng hải trong khu vực khiến Mỹ phải cân nhắc các cam kết tăng cường hiện diện, bảo vệ các đồng minh và đối tác của mình như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Indonesia”, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế Trường ĐH Khọc học – Xã hội và Nhân văn cho biết.

TS. Đăng cũng nêu quan điểm rằng dù Luật Hải cảnh tạo cho Trung Quốc “tính chính danh” để tăng cường siết chặt vòng vây với các quốc gia tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông nhưng về lâu dài Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại. Trung Quốc càng tỏ ra hung hăng thì Mỹ sẽ càng cảnh giác và tăng cường can dự vào khu vực.

Trung Quốc đang nhắm vào Việt Nam và Malaysia đầu tiên?

Tờ Rappler dẫn lời chuyên gia luật biển Antonio Carpio của Philippines cho biết, Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc đang “nhắm đến” Việt Nam và Malaysia trước tiên, các bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông cũng phải đặc biệt cảnh giác.

“Tôi nghĩ rằng, trước tiên, Trung Quốc sẽ thực thi luật Cảnh sát biển này đối với Việt Nam và Malaysia”, chuyên gia dự báo.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2021
Việt Nam bình luận về kế hoạch tích hợp lực lượng hải quân của Mỹ trên Biển Đông
Vị chuyên gia gọi Luật Hải cảnh mới là mối đe dọa chống lại thế giới, nền hòa bình quốc tế hậu Thế chiến thứ hai và tất cả các quốc gia có chung tranh chấp nên cùng nhau chống lại động thái này của Bắc Kinh.

“Luật Cảnh sát Biển của Trung Quốc gây ra thách thức rất lớn đối với trật tự pháp lý quốc tế vì mọi quy định đều được xác định rõ ràng sau Thế chiến 2. Bạn không thể kích động chiến tranh, tham chiến rồi giành giật lãnh hải bằng vũ lực. Nhưng Trung Quốc đã “lật kèo”, chuyên gia thẳng thắn. 

Ông Antonio Carpio cũng cho rằng Philippines và các quốc gia ASEAN có thể đệ trình lên tòa án của Liên Hiệp Quốc (LHQ) để tuyên bố Luật Hải cảnh của Trung Quốc là hoàn toàn “không có giá trị”.

“Các quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei, những nước cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nên xem xét nghiêm túc việc đệ trình một vụ kiện trọng tài tương tự như vụ kiện đã đưa Philippines thắng kiện vào năm 2016”, ông Carpio nhấn mạnh.
Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc thông qua Luật Cảnh sát biển

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2020
Biển Đông: Bắc Kinh không muốn làm mất lòng Việt Nam và các nước láng giềng khác về vùng nhận dạng phòng không
Ngày 29/01/2021, bình luận về vấn đề này, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

“Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

“Việt Nam yêu cầu các nước liên quan không có hành động làm gia tăng căng thẳng, tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала