Tại sao Trung Quốc tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh?

CC0 / / Năng lượng xanh.
Năng lượng xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Đăng ký
Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc theo sáng kiến «Vành đai và Con đường» (BRI) năm 2020 giảm 54% so với năm 2019, nhưng Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo trên khắp thế giới. Điều này được nêu trong báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu các Sáng kiến Xanh "Vành đai và Con đường".

Theo báo cáo, ngược lại, một số quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, đã trải nghiệm dòng vốn Trung Quốc trong chương trình BRI.

Девушка в маске от смога на площади Таньянмень в центре Пекина - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2020
Trung Quốc có thể dẫn đầu thế giới về việc chuyển dịch sang năng lượng xanh

Các phương tiện truyền thông trước đó cũng ghi nhận sự sụt giảm đầu tư của Trung Quốc vào các nước tham gia sáng kiến «Vành đai và Con đường» trong năm 2020. Đặc biệt, trong nửa đầu năm ngoái, các khoản đầu tư chỉ đạt 25 tỷ USD. Nửa năm sau không kịp bù lại thời gian đã mất. Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu về sáng kiến Xanh «Vành đai và Con đường», các khoản đầu tư chỉ đạt 47 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 11, so với hơn 126 tỷ USD vào năm 2019. Do đó, một số nhà quan sát cho rằng tốc độ phát triển  của chương trình «Vành đai và Con đường» đã chậm lại, và Trung Quốc bắt đầu đánh giá kỹ hơn về kinh tế và triển vọng hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến ​​toàn cầu.

Điều gì giải thích cho sự sụt giảm đầu tư năm 2020?

Tuy nhiên, sự sụt giảm đầu tư vào năm 2020 dễ giải thích hơn nhiều. Do đại dịch COVID-19, cũng như giá dầu giảm, hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia trầm lắng và điều này đã được phản ánh trong các dự án thuộc BRI, theo Bian Yongzu, từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và An ninh, Đại học Thanh Hoa cho biết.

"Năm ngoái, dưới ảnh hưởng đại dịch, các cuộc tiếp xúc quốc tế, hoạt động kinh doanh và một số dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến việc Trung Quốc giảm đầu tư vào các dự án BRI. Đồng thời, bạn có thể thấy giá dầu cũng giảm mạnh trong năm qua, và điều này cũng làm giảm tổng kim ngạch cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa Trung Quốc và một số cường quốc dầu mỏ ở Trung Đông. Nhiều nước đang phát triển cũng có dòng vốn đầu tư giảm. Mức độ toàn cầu hóa tương đối thấp, hoạt động kinh tế và thương mại, cũng như các kết nối với thế giới bên ngoài, bị suy giảm do đại dịch. Có thể nói đây là những nguyên nhân chính khiến hoạt động đầu tư «Vành đai và Con đường» sụt giảm".
Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2019
"Vành đai và con đường" của Trung Quốc có phải là "âm mưu"?

Tuy nhiên, mức độ xây dựng cơ sở hạ tầng không hề giảm đối với nhiều nước đang phát triển. Các quốc gia châu Phi (nơi nhiều quốc gia tham gia sáng kiến ​​BRI của Trung Quốc) và một số nước châu Á tiếp tục thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở hạ tầng cơ bản và đây là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế hơn nữa. Tính đến năm 2018, chỉ có 40% người châu Phi được sử dụng điện, 33% đi đường trải nhựa. Chỉ 5% diện tích đất nông nghiệp ở châu Phi được tưới tiêu. Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào hạ tầng các quốc gia có nhu cầu trong «Vành đai và Con đường», chuyên gia Bian Yongzu tin tưởng.

"Hiện tại, sáng kiến «Vành đai và Con đường» được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế trên thế giới nhìn nhận, và Trung Quốc cũng có đóng góp to lớn cho sự phát triển trên thế giới thông qua chương trình ​​này. Điều này đặc biệt đúng đối với các nước kém phát triển nhất. Trung Quốc đưa ra nhiều cam kết hơn để thúc đẩy sự đi lên của họ. Trong tương lai, Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào BRI, và quan hệ với các nước tham gia sáng kiến ​​sẽ ngày càng khăng khít. Năm ngoái, các vấn đề chủ yếu liên quan đến dịch bệnh. Và khi tình hình dịch tễ học được cải thiện, sự tương tác giữa Trung Quốc và các nước tham gia «Vành đai và Con đường» sẽ trở lại bình thường".

Mặt khác, sáng kiến BRI của Trung Quốc mang tính chất toàn cầu, và do đó Trung Quốc buộc phải điều chỉnh theo thực tế kinh tế khách quan. Cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hầu hết các nước, không chỉ các nước đang phát triển mà còn cả các nước đã phát triển. Theo dự báo của IMF, đến năm 2022, ngay cả nền kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng sẽ xuống dưới mức trước khủng hoảng, tuy nhiên, không quá 1,5%. Các nước đang phát triển sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn - nền kinh tế của họ trong một năm vẫn sẽ ít hơn 8% so với trước khủng hoảng. Do đó, nhu cầu đối với các dự án năng lượng quy mô lớn, theo các tác giả báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Xanh «Vành đai và Con đường», sẽ giảm do nhu cầu điện giảm. Tuy nhiên, ở đâu có nhu cầu và cần đầu tư, thì Trung Quốc tăng cường đầu tư vốn. Đặc biệt, đầu tư vào Việt Nam tăng 200% so với năm 2020. Bất chấp đại dịch, Ba Lan, Bulgaria, Serbia, Zimbabwe, Zambia, Chile và Thái Lan đã thu hút nhiều đầu tư hơn vào các dự án «Vành đai và Con đường» so với năm 2019.

dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2020
Năng lượng xanh làm dầu bị suy yếu: liệu thị trường vàng đen có bị sụp đổ hay không?

Theo các tác giả báo cáo, phần lớn các dự án trong «Vành đai và Con đường» (80%) tập trung vào lĩnh vực giao thông, năng lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ cải thiện chất lượng đầu tư, bao gồm cả thông qua BRI và đầu tư vào năng lượng xanh, báo cáo cho biết. Thứ nhất, đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo không quá rủi ro - các dự án xây dựng nhà máy điện gió và điện mặt trời không có quy mô lớn như xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than, điều này có nghĩa là dễ kiểm soát hơn và đảm bảo lợi nhuận của các khoản đầu tư. Ngoài ra nhớ đó, Trung Quốc sẽ thực hiện chức năng của một chiến binh toàn cầu có trách nhiệm đối với môi trường - điều này khá phù hợp với cam kết của Bắc Kinh nhằm đạt được trung hòa carbon vào năm 2060. Năm 2020, Trung Quốc đã thực hiện những bước đầu tiên hướng tới các dự án xanh hóa trong BRI: lần đầu tiên, đầu tư vào năng lượng xanh chiếm phần lớn - 57% - trong tất cả các khoản đầu tư vào năng lượng ở Trung Quốc.

Năm 2013, Trung Quốc đưa ra sáng kiến ​​đầu tư toàn cầu «Vành đai và Con đường», liên quan đến thương mại, hợp tác đầu tư, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ các quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa lớn từng đi qua. Sau đó, khái niệm này được mở rộng và giờ đây «Vành đai và Con đường» là một khu vực hợp tác kinh tế và cơ sở hạ tầng khổng lồ, với hơn 100 quốc gia tham gia. Kể từ khi công bố sáng kiến của mình, Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các dự án BRI trên khắp thế giới. Hiện tại, «Vành đai và Con đường» đang triển khai hơn 3000 dự án, chủ yếu nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản ở các nước đang phát triển.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала