Ba Lan, Thụy Điển và Đức phản ứng trước việc các nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Nga

© Sputnik / Vitaliy Belousov / Chuyển đến kho ảnhBộ Ngoại giao Nga
Bộ Ngoại giao Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2021
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Warsaw, Berlin và Stockholm đã phản ứng về việc trục xuất các nhà ngoại giao của mình khỏi Nga liên quan đến việc họ tham gia vào các cuộc biểu tình bất hợp pháp.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã phản đối vấn đề này, tuyên bố 3 nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao tại Liên bang Nga là người không được chào đón (non-grata).

Bất hợp pháp và phản đối

Như Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Marcin Pshidach nói với Đại sứ Nga Sergei Andreev, nếu Moskva không thay đổi quyết định của mình, Warsaw sẽ xem xét khả năng trục xuất trả đũa.

"Thứ trưởng Pshidach bày tỏ sự không đồng tình và phản đối về vấn đề này", Andreev nói với Sputnik.

Pshidach lưu ý Warsaw sẽ đưa ra quyết định tương ứng "theo thỏa thuận với các đối tác của mình trong Liên minh châu Âu."

Quyền được trừng phạt

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi việc trục xuất ba nhà ngoại giao châu Âu khỏi Nga là không hợp lý.

Tòa nhà của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2021
Nga trục xuất ba nhà ngoại giao châu Âu vì tham gia vào các cuộc biểu tình

Theo bà Merkel, dựa trên bối cảnh của các sự kiện gần đây, Berlin có quyền mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva, chủ yếu là các biện pháp cá nhân. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh châu Âu và Liên bang Nga nên tiếp tục duy trì đối thoại vì "sự cần thiết chiến lược."

EU bác bỏ cáo buộc

Bộ Ngoại giao Thụy Điển cũng gọi hành động của phía Nga là "hoàn toàn vô căn cứ."

"Chúng tôi có quyền đưa ra câu trả lời tương ứng", hãng tin France-Presse dẫn tuyên bố của Bộ này.

Về phần mình, Đại diện Cấp cao về Chính sách Đối ngoại và An ninh của EU Josep Borrell, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov, đã kêu gọi Moskva xem xét lại quyết định của mình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала