Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Case Reports.
Các trường hợp tái nhiễm COVID-19 tương đối hiếm, và các nhà khoa học vẫn chưa thể nói chắc chắn liệu chúng có liên quan đến việc tái nhiễm hay sự hiện diện kéo dài của cùng một loại virus trong cơ thể.
Các bác sĩ phân tich một trường hợp tái nhiễm COVID-19
Các nhà nghiên cứu Mỹ từ Trường Y Đại học Yale đã mô tả trường hợp của một người phục hồi sau COVID-19, không có triệu chứng trong bốn tháng và một loạt các xét nghiệm PCR âm tính, lại bị ốm.
Vào tháng 4/2020, một người đàn ông 40 tuổi đã nhập viện lần đầu tiên. Khi nhập viện, anh ta bị tắt nghẽn đường thở, thở rít (stridor).
Bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19 và một loạt bệnh lý nền làm trầm trọng thêm bệnh như tiểu đường loại 2, tuyến giáp kém hoạt động và béo phì. Tại bệnh viện, anh ta bị suy hô hấp và được chỉ định thở máy, dùng thuốc chống đông máu và các loại thuốc khác dùng để điều trị COVID-19.
Trong hai tháng ở bệnh viện, bệnh nhân đã bị biến chứng nghiêm trọng: nhiễm trùng tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA), xuất huyết tiêu hóa, viêm phổi do thở máy và suy thận. Nhưng, cuối cùng anh ấy đã bình phục và được xuất viện.
Trong ba tháng tiếp theo, bệnh nhân đã ba lần làm xét nghiệm coronavirus, và cả ba lần có kết quả âm tính. Bốn tháng sau, vào tháng 8 năm 2020, một xét nghiệm PCR khác cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Và hai tuần sau, người đàn ông phải nhập viện trong tình trạng khó thở, sau khi mấy lần bị nghẹt thở tại nhà.
Lần này đây là ca nhẹ, bệnh nhân chỉ nằm viện một tuần.
Người đàn ông giải thích với các bác sĩ rằng, trong suốt thời gian sau khi nhập viện lần đầu tiên, anh ta thực tế không giao tiếp với bất kỳ ai ngoại trừ những người thân, không ai trong số họ có các triệu chứng COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm dương tính.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo rằng, xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong vòng 90 ngày kể từ lần đầu tiên bị bệnh COVID-19 là dấu hiệu cho thấy virus đang lây lan dai dẳng chứ không phải tái nhiễm.
Nhưng, vì đã qua nhiều thời gian hơn sau lần lây nhiễm đầu tiên, các nhà nghiên cứu rút ra kết luận rằng, bệnh nhân đã có hai đợt nhiễm trùng riêng, nhưng, trong trường hợp thứ hai, đây là ca bệnh nhẹ do khả năng miễn dịch còn sót lại từ lần nhiễm trùng nặng đầu tiên.
"Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19 các nhà nghiên cứu công bố nhiều báo cáo ghi nhận những ca tái nhiễm virus SARS-CoV-2, vì vậy xét nghiệm RNA SARS-CoV-2 dương tính không nhất thiết chỉ ra sự lây lan dai dẳng của virus trong một thời gian dài", - các tác giả ghi nhận.