Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Thủ tướng đồng ý giãn cách xã hội ở một số địa bàn có lây nhiễm

© Ảnh : Đinh Hằng - TTXVNLấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho cán bộ, nhân viên Bệnh viện Quân y 175 Thành phố Hồ Chí Minh.
Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho cán bộ, nhân viên Bệnh viện Quân y 175 Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Đăng ký
Bản tin phát lúc 18h của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, chiều 8/2, Việt Nam ghi nhận thêm 45 ca mắc Covid-19 mới, trong đó, TP.HCM là địa phương có diễn biến dịch khá phức tạp khi có thêm 25 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Liên quan tình hình dịch Covid-19 và vấn đề giãn cách xã hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho phép Chủ tịch TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và những địa phương đang có ổ dịch được áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn có hiệu quả sự lây lan ra cộng đồng.

Tiếp các Đại sứ, trưởng Đại diện các tổ chức quốc tế, LHQ tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết, nỗ lực phân phối công bằng, miễn phí, sử dụng hiệu quả vaccine cho người dân. Việt Nam mong muốn sớm nhận được vaccine của Chương trình Covax.

Việt Nam thêm 45 ca mắc Covid-19

Bộ Y tế Việt Nam chiều nay 8/2 thông báo cho biết, cả nước có thêm 45 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, nhiều nhất là ở TP.HCM (25 người), Hải Dương (12 người), Hà Nội (3 người), Quảng Ninh (3 người), Gia Lai (2 người). Tổng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam là 2.050 bệnh nhân.

Nhân viên của hãng hàng không Vietnam Airlines đeo đầy đủ khẩu trang, mặt nạ chống giọt bắn để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Phát hiện thêm 24 ca nghi mắc Covid-19, TP HCM đang mất dấu F0?

Kể từ thời điểm dịch nCoV tái bùng phát tại Việt Nam, cả nước ghi nhận 467 ca coronavirus trong cộng đồng tại 12 tỉnh, thành phố của cả nước gồm Hải Dương (321 bệnh nhân), Quảng Ninh (50 ca), Hà Nội (26), TP.HCM (31), Gia Lai (21), Bình Dương (6), Điện Biên (3), Bắc Ninh (4), Hòa Bình (2), Hải Phòng (1), Hà Giang (1), Bắc Giang (1).

Tính đến 18h chiều nay, Việt Nam có tổng cộng 1.160 ca mắc SARS-CoV-2 lây nhiễm trong cộng đồng.

Cụ thể, Bộ Y tế cho biết, tại Quảng Ninh, ca bệnh số 2.006 là bệnh nhi nam, 7 tuổi, địa chỉ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con và có tiếp xúc với ca bệnh số 1.727, được cách ly từ ngày 29/1.

Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 7/2 khẳng định cháu bé dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhi này được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Việt Nam  - Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh.

Bệnh nhân số 2.007 là người phụ nữ 43 tuổi, địa chỉ tại Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đây là công nhân của Công ty TNHH Poyun, được cách ly từ 30/1.

© Ảnh : Đinh Hằng - TTXVNCán bộ y tế của Trung tâm y tế Quận 1 lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho người dân khu vực Mả Lạng, Phường Nguyễn Cư Trinh,Quận 1.
Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Thủ tướng đồng ý giãn cách xã hội ở một số địa bàn có lây nhiễm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Cán bộ y tế của Trung tâm y tế Quận 1 lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho người dân khu vực Mả Lạng, Phường Nguyễn Cư Trinh,Quận 1.

Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 7/2 dương tính với SARS-CoV-2. Nữ công nhân này hiện cũng được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh.

Trường hợp mắc Covid-19 thứ 2.008 là cháu trai 5 tuổi, ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con trai và có tiếp xúc gần với bệnh nhân 1.553, được cách ly từ ngày 27/1. Cháu bé này cũng có kết quả xét nghiệm ngày 7/2 dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhi hiện được cách ly, điều trị tại Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh.

Tại Hà Nội, ca bệnh 2.009 là cô gái 28 tuổi, địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Bệnh nhân có tiếp xúc với ca bệnh 1.722, ngày 5/2 bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, đau họng.

Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm hôm 6/2 và kết quả xét nghiệm ngày 7/2 khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.

Hành khách sát khuẩn tay trước khi vào bến xe Giáp Bát. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Bộ Y tế đưa ra các biện pháp chống dịch Covid-19 mới nhất để đón Tết an toàn

Bệnh nhân mắc nCoV số 2.010 là người phụ nữ nữ, 50 tuổi, địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bệnh nhân tiếp xúc gần với ca bệnh số 2.009

Trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 2.011 là bé sơ sinh 10 tháng tuổi, địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bệnh nhân là con của bệnh nhân 2.009. Kết quả xét nghiệm của cả hai ca bệnh 2.010 và 2.011 ngày 8/2 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện hai bệnh nhân này đều được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội.

Trong khi đó, tại Gia Lai, Bộ Y tế cho biết, ca bệnh 2.012 là người đàn ông, 33 tuổi, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Bệnh nhân tiếp xúc gần với các bệnh nhân 1.952, và bệnh nhân 1982. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Ayunpa, tỉnh Gia Lai.

Người phụ nữ 32 tuổi, huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai là bệnh nhân số 2.013. Đây là diện tiếp xúc gần với bệnh nhân 1.845. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Ayunpa, tỉnh Gia Lai.

Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM hiện đang khá “nóng khi chỉ trong ngày hôm nay ghi nhận tới 25 ca nhiễm coronavirus.

Bộ Y tế thông báo cụ thể cho biết, các bệnh nhân từ 2.014 đến 2.038 là các ca bệnh có tiếp xúc với các bệnh nhân trước đó được ghi nhận tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ và Sở Y tế TP.HCM đang tích cực điều tra bổ sung thông tin dịch tễ của các ca bệnh mới này.

Tại tỉnh Hải Dương, các ca bệnh từ 2.039-2.050 là các ca bệnh trong khu phong tỏa tại huyện Cẩm Giàng, Kim Thành, Chí Linh.

TP.HCM đang chịu đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng?

Như phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long sáng nay với lãnh đạo TP.HCM rằng, dịch ở TP.HCM hiện đang “khá phức tạp” vì ổ dịch trải qua chu kỳ lây nhiễm và hiện vẫn chưa xác định được điểm khởi đầu của đợt dịch.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng dự báo những ngày tới có thể ghi nhận thêm các trường hơp mắc bệnh.

COVID-19: Hà Nội phong tỏa chung cư T6 khu đô thị Times City - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Hà Nội thêm 2 ca Covid-19, mầm bệnh ủ trong 12 ngày

Về vấn đề này, phát biểu trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM là “khá khó khăn”.

Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 nhấn mạnh, hiện tình trạng F0 lây nhiễm đến F2 trong thời gian khá lâu, đây là điểm mà thành phố cần lưu ý. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, từ hôm qua đến nay, ông rất lo về tình hình của TP.HCM.

“Điều may mắn của thành phố đến nay là SARS-CoV-2 gây đợt bùng phát không phải chủng lây nhanh như ở thành phố Chí Linh, Hải Dương. Vừa rồi, Hải Dương và Quảng Ninh đã xét nghiệm hàng nghìn mẫu. Theo tôi, TP.HCM hiện nay cũng nên làm như thế”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Ông Đam cho rằng, thành phố nên huy động tổng lực tất cả các cơ quan, ngành để tăng cường khả năng lấy mẫu, công nghệ xét nghiệm, cố gắng trong thời gian ngắn, lãnh đạo thành phố phải có bức tranh tổng thể tình hình dịch.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng nêu quan điểm rằng, đợt dịch bùng phát ở TP.HCM “rất phức tạp” vì đã có nhiều ca lây nhiễm cộng đồng, đặc biệt, hiện vẫn chưa tìm được nguồn lây nhiễm.

PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định, virus lây lan nhanh, mạnh, nếu không xác định, truy vết được, sẽ khó dập dịch.

“Nếu chúng ta không ngăn được, trong thời gian ngắn, từ F0 sẽ lây ra F1, F2 thậm chí, F3, F4. Những người này lại trở thành F0 và gây ra các ổ dịch mới. Từ đó, dịch sẽ lan rộng, chúng ta rất khó để kiểm soát”, cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng nêu rõ.

BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cũng đồng tình với nhận định này. Theo ông Khanh, TP.HCM hiện đang chịu đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay do tốc độ lây lan nhanh.

Đã rõ nguồn gốc lây nhiễm của bệnh nhân Covid-19 ở Bình Dương

Chiều 8/2, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy ca bệnh mắc SARS-CoV-2 ở Bình Dương được xác định là F1 của nam nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất.

Tất cả các hành khách cùng lái xe, phụ xe đều phải thực hiện việc khai báo y tế, đo thân nhiệt trước khi ra, vào Quảng Ninh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2021
Hải Dương phát hiện thêm 16 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Theo vị lãnh đạo, kết quả xét nghiệm của viện Pasteur cho thấy, nam nhân viên tiếp thị gạo ở Bình Dương (ca bệnh 1.980) là F1 của bệnh nhân 1.979 (nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất). Do đó, chùm ca bệnh tại chung cư Ehome 44, Vĩnh Phú, Thuận An không phải xuất phát từ tỉnh Bình Dương.

Đại diện chính quyền cho hay, qua trích xuất camera tại chung cư Ehome 4, hai anh em bệnh nhân 1.979 (nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất) và em tra 1.980 (nhân viên tiếp thị gạo) ít có tiếp xúc với những người xung quanh khu vực sinh sống.

Sở Y tế Bình Dương và các ngành chức năng đã xác định được 47 F1, tất cả được lấy mẫu và cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 1. Trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hồng Chương cho biết, các F1,F2 của các bệnh nhân 1.801, 1.843, 1886, 1887 đều có kết quả âm tính.

Đồng thời, cơ bản ổ dịch tại ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo, đã được khoanh vùng dập dịch và khống chế nên khả năng lây lan ra cộng đồng rất thấp.

Thủ tướng: Các địa phương có thể được áp dụng biện pháp mạnh chống Covid-19

Chiều nay 8/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.

Giường bệnh tại khoa hồi sức trong Bệnh viện dã chiến.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2021
Một bệnh nhân Covid-19 nguy kịch, 4 ca diễn biến nặng

Trong cuộc họp, Thường trực Chính phủ đã thảo luận về một số biện pháp mạnh mẽ có thể được áp dụng, đặc biệt là đối với TP.HCM, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang lây lan trong cộng đồng.

Trong tình hình hiện tại khi dịch đang diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu các địa phương càng phải bình tĩnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, xử lý kiên quyết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương ngành y tế và nhiều địa phương, nhất là Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Hà Nội, Gia Lai… khi đã kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, tổng lực, quyết liệt để thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia.

“Ổ dịch ở Quảng Ninh, Hải Dương cơ bản đã kiểm soát, có lan ra một số thành phố, nhưng với cách làm khoanh vùng, truy vết thần tốc, xét nghiệm diện rộng, cơ bản chúng ta kiểm soát được tình hình”, Thủ tướng nhận định.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, với việc phát hiện ra ổ dịch mới trong hôm nay tại nhiều quận ở TP.HCM, có thể nói đây là một mối lo ngại. Theo Thủ tướng, hiện tượng lây nhiễm cộng đồng ở TP.HCM đang diễn ra, và nếu xét nghiệm diện rộng thì chắc chắn sẽ phát hiện ca nhiễm.

“Tình hình hết sức xấu vì xuất hiện những ổ dịch ở thành phố lớn, đặc biệt là TP.HCM, Hà Nội và một số nơi khác, nhưng chúng ta phải bình tĩnh”, Thủ tướng yêu cầu.

Trong bối cảnh đó, hệ thống y tế, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt, nhân dân phải nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương 5K của ngành y tế. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, yêu cầu trên hết là phải đeo khẩu trang.

“Mọi người dân, nhất là những nơi đông người qua phải đeo khẩu trang. Những nơi tụ tập đông người như lễ hội, tiệc ăn mừng, đám cưới… cần vận động hạn chế số người tham dự”, Thủ tướng quán triệt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ghi nhận việc TP.HCM và Hà Nội đã dừng bắn pháo hoa để ngăn chặn việc lây nhiễm trong cộng đồng có thể xảy ra do tập trung đông người. Bên cạnh đó là phải hạn chế việc đi lại.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đã giao Bộ Y tế chỉ đạo xét nghiệm diện rộng ở khu vực dễ lây nhiễm như sân bay. Các địa phương cùng ngành y tế tham mưu đề xuất nguồn lực, kể cả vật tư y tế, lương thực, thực phẩm để đề phòng tình huống xấu xảy ra.

Thủ tướng đồng ý giãn cách xã hội tại một số quận, địa bàn có ca lây nhiễm

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các tỉnh như Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai… được yêu cầu tiếp tục thực hiện giải pháp chống dịch Ban Chỉ đạo quốc gia đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra chốt kiểm dịch khu dân cư phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế: Quảng Ninh đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19

Riêng TP.HCM và Hà Nội, cần có cách làm phù hợp như thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, giãn cách xã hội ở một số khu vực cần thiết. Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc giãn cách xã hội ở một số khu phố, một số quận, một số địa bàn có ca lây nhiễm.

“Chủ tịch UBND TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và những địa phương đang có ổ dịch được áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn có hiệu quả sự lây lan của ổ dịch ra cộng đồng một cách cụ thể, phù hợp”, Thủ tướng nói.

Các địa phương này cần hết sức hạn chế các hoạt động có thể gây lây nhiễm như ăn mừng, thăm hỏi hay các hoạt động tụ tập đông người.

Ngoài ra, hệ thống y tế, chính quyền và người dân cần báo động mạnh mẽ hơn, phương tiện truyền thông cần thông tin rõ tình trạng lây nhiễm cộng đồng ở các thành phố lớn để thúc đẩy việc hạn chế đi lại hay đưa ra các giải pháp mạnh mẽ như giãn cách xã hội.

Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương của Bộ Y tế về việc mua vaccine Covid-19, giúp người dân có thể được tiếp nhận ngay trong quý I/2021, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng về việc này.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Thủ tướng đồng ý giãn cách xã hội ở một số địa bàn có lây nhiễm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Chính phủ sẽ dành thời gian cần thiết cho chống dịch. Các địa phương cần thực hiện phương châm 4 tại chỗ, tự lực tự cường trong chống dịch.

Lực lượng công an, quân đội, quản lý thị trường được yêu cầu tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh trật tự. Các địa phương chuẩn bị lực lượng dự trữ để đảm bảo hàng hóa cấp thiết cho nhân dân đón Tết.

“Tình hình nghiêm trọng nhưng thái độ của chúng ta bình tĩnh, cương quyết, kịp thời, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng”, Thủ tướng nói.

Đồng thời, ông cũng đề nghị các địa phương đang có dịch không được chủ quan, tăng cường ngăn dịch lây lan và có biện pháp mạnh để xử lý tình hình dịch.

Có thể xử lý hình sự 2 ca bệnh Covid-19 ở quận Nam Từ Liêm khai báo không trung thực

Ngày 8/2, ông Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với UBND quận Nam Từ Liêm về các vấn đề liên quan đến hai ca mắc mới Covid-19 trên địa bàn quận.

Bác sĩ, chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế đang giới thuyết về hình thái, sự bố trí các khoa của Bệnh viên dã chiến; và trang bị cho đội ngũ y, bác sĩ làm việc tại Bệnh viện dã chiến những kỹ năng an toàn, tránh lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho đội ngũ y, bác sĩ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2021
Dịch Covid-19: Xuyên đêm hoàn thành bệnh viện dã chiến tại Điện Biên

Tại cuộc họp, ông Dũng nhận định, lịch trình của bệnh nhân N.T.K.A trên địa bàn quận Nam Từ Liêm khá phức tạp, nhưng bệnh nhân này lại khai báo quanh co, gây mất thời gian của cơ quan chức năng và ảnh hưởng đến công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội đề nghị cơ quan an ninh hoàn thiện hồ sơ, xử phạt hành chính đối với hai cá nhân là bệnh nhân 1722 (Nam Từ Liêm) và bệnh nhân N.T.K.A (tòa nhà Garden Hill, 99 Trần Bình, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm) do thiếu trung thực trong quá trình khai báo lịch trình di chuyển.

Bên cạnh đó, cơ quan Công an quận phải vào cuộc khai thác lịch trình cụ thể của 2 bệnh nhân trên và xem xét xử lý hình sự nếu thấy có vi phạm.

Theo ông Chử Xuân Dũng, khu vực phong tỏa tại tòa nhà Garden Hill phức tạp hơn so với khu vực tòa chung cư 88 Láng Hạ trước đó. Do đó, phải thông tin tới toàn bộ cư dân (cả các trường hợp đã trở về quê ăn Tết) về nguy cơ lây lan dịch bệnh tại khu vực này. Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ bà con về dịch vụ, nhằm đáp ứng tối đa nhất nhu cầu cuộc sống để bà con yên tâm và đặc biệt tránh sự kỳ thị.

Phó Chủ tịch Hà Nội đề nghị CDC Hà Nội và Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm công khai lịch trình của ca bệnh để người dân biết và tự giác thực hiện nghiêm việc khai báo y tế.

Tại cơ sở Kim Chung, bố trí ngay các vòng điều trị, gồm bệnh nhân dương tính nặng, bệnh nhân dương tính có tồn thương phổi, bệnh nhân dương tính, bệnh nhân nghi nhiễm; Tổ chức 3 vòng điều trị, chăm sóc theo dõi bệnh nhân gồm phòng lõi, vòng đệm và vòng ngoài, đảm bảo hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo sắp xếp nhân lực phù hợp đảm bảo chủ động, có dự phòng khi số lượng bệnh nhân tăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2021
Ba bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Hải Dương được công bố khỏi bệnh

Đối với chợ Mỹ Đình, nơi có bệnh nhân Covid-19, cơ quan y tế của thành phố và quận cần có hỗ trợ cụ thể trong công tác phòng, chống dịch; thông báo rộng rãi đến nhân dân và các chủ cửa hàng có liên quan tự giác cách ly…

Tối 7/2, CDC Hà Nội đã ghi nhận ca mắc Covid-19 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo đó, bệnh nhân N.T.K.A, là nữ, sinh năm 1993, địa chỉ tòa nhà Garden Hill, 99 Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Bệnh nhân này có tiếp xúc với bệnh nhân 1722 (em vợ bệnh nhân 1694) vào ngày 26/1 tại cổng tòa nhà. Ngày 5/2, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, đau họng. Đến 16 giờ 45 phút ngày 6/2, bệnh nhân gọi lên số 115 của CDC Hà Nội để tư vấn, được báo về Nam Từ Liêm lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính vào ngày 7/2.

Việt Nam muốn sớm nhận được vaccine Covid-19 từ Covax

Đáng chú ý, chiều nay 8/2, Thủ tướng Việt Nam có buổi tiếp với một số Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam.

Hà Nội tăng cường công tác xét nghiệm COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2021
Lộ diện ‘Mạnh thường quân’ đưa 30 triệu liều vaccine phòng Covid-19 về Việt Nam
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khẳng định cả nước đang nỗ lực kiểm soát đợt dịch Covid-19 lây lan ra cộng đồng từ cuối tháng 1. Đến nay cơ bản đã khống chế được các tâm dịch, phấn đấu kiểm soát tình hình để nhân dân đón Tết Tân Sửu an lành, hạnh phúc.

Trao đổi với đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, ông Kamal Malhotra, đại diện các tổ chức LHQ nêu rõ, Liên Hợp quốc và Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp, ngày càng phát triển mạnh mẽ.

“LHQ luôn ưu tiên tăng cường hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề vaccine không chỉ vì lý do kinh tế mà còn bảo đảm sức khoẻ người dân. Ông nêu quan điểm vaccine phải được coi là hàng hóa công của toàn cầu, phải bảo đảm vaccine đến được người dân miễn phí”, ông Malhotra nhấn mạnh.

Theo vị lãnh đạo này, hiện chương trình Covax đang sẵn sàng chuyển lô vaccine đầu tiên cho các nước, LHQ và WHO đang nỗ lực triển khai cung cấp lô vaccine Covid-19 đầu tiên ngay trước cuối tháng 2 này.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức của LHQ tại Việt Nam
Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Thủ tướng đồng ý giãn cách xã hội ở một số địa bàn có lây nhiễm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức của LHQ tại Việt Nam

Ông Kamal Malhotra đề xuất chính phủ Việt Nam nên có cơ chế liên ngành ở cấp cao nhất hạn chế việc tiêu thụ động vật hoang dã, giảm lây lan dịch bệnh từ động vật sang người.

Vaccine Covid-19 AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Việt Nam chính thức cấp phép nhập khẩu vaccine Covid-19 đầu tiên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn LHQ, WHO và cộng đồng quốc tế đã triển khai Chương trình Covax – viện trợ vaccine cho 20% dân số của Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam cam kết, nỗ lực phân phối công bằng, miễn phí, sử dụng hiệu quả vaccine cho người dân. Việt Nam mong muốn sớm nhận được vaccine của Chương trình Covax”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Về vấn đề hạn chế tiêu thụ, mua bán động vật hoang dã vì mục đích thương mại, người đứng đầu Chính phủ cho biết đã chỉ đạo tăng cường thực thi pháp luật, thực hiện các cam kết, công ước quốc tế trong lĩnh vực này.

“Việt Nam sẽ có biện pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả để ngăn chặn việc buôn bán, tiêu thụ, săn bắn trái phép động vật hoang dã.”, Thủ tướng Phúc nói và cho biết Hà Nội rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam nỗ lực nâng cao mức sống của người dân, nhất là bảo đảm người dân có đủ lương thực, thực phẩm trong thời kỳ đại dịch, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала