Hiệu quả của vắc xin "gây thất vọng"
Trước đó, có thông tin cho biết vắc-xin AstraZeneca hầu như không ngăn ngừa được các dạng bệnh từ nhẹ đến trung bình do coronavirus "biến thể Nam Phi" gây ra. Nghiên cứu do các chuyên gia từ Đại học Witwatersrand, Nam Phi và Đại học Oxford thực hiện. Thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin này ở Nam Phi đã được tiến hành trên một nhóm gồm 2026 người. Kết quả thử nghiệm đã được Financial Times đăng tải.
Trong một cuộc họp báo, giáo sư Shabir Madhi cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy vắc xin AstraZeneca có hiệu quả kém hơn đối với biến chủng virus ở đây đã "gây thất vọng".
“Chúng tôi sẽ còn vắc xin AstraZeneca... cho đến khi các nhà khoa học cho chúng tôi biết rõ mình cần phải làm gì... Điều này có ý nghĩa thế nào đối với chương trình tiêm chủng mà chúng tôi án định bắt đầu vào tháng Hai? Câu trả lời là sẽ có vắc xin. Từ tuần sau và trong bốn tuần nữa chúng tôi chờ vắc xin Johnson & Johnson, vắc xin Pfizer. Những loại vắc xin này sẽ được cung cấp cho các chuyên gia y tế", - Bộ trưởng cho biết tại một cuộc họp báo, trang Independent Online cho biết.
Ông Mkhize lưu ý rằng ủy ban nghiên cứu sẽ quyết định liệu có tiêm vắc xin AstraZeneca hay không khi kế hoạch tiêm chủng loại vắc xin này sẽ bị đóng băng.
Nam Phi trước đó đã nhận được một triệu liều vắc-xin từ Viện Huyết thanh của Ấn Độ, cơ quan đã kiểm nghiệm vắc-xin AstraZeneca ở Ấn Độ. Ông Mkhize lưu ý rằng Nam Phi đã mua vắc xin AstraZeneca khi kết quả thử nghiệm chưa được công bố, khi đó nhà chức trách nước này xuất phát từ việc loại vắc xin đó đang có sẵn.