Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc: Nước nào bắt chước nước nào?

© Sputnik / Taras IvanovTết 2021
Tết 2021  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tết Nguyên đán còn gọi là Tết cả, Tết ta, Tết âm lịch hay Tết cổ truyền, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt. Tết Việt có gì khác với Tết Trung Quốc? Nước ta hay Trung Quốc bắt đầu ăn Tết trước? Hãy cùng Sputnik tìm hiểu.

Nước nào có Tết trước?

Theo lịch sử Trung Hoa, “nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ” và điều này làm cho nhiều người suy đoán rằng Tết có nguồn gốc ở Trung Hoa và được du nhập vào nước ta trong 1000 năm Bắc thuộc. Thời Tam Hoàng Ngũ Đế trị vì trong khoảng thời gian từ 2852 TCN - 2205 TCN và nếu Tết có từ thời đó, tức cách ngày nay khoảng 5.000 năm thì giả thuyết “Tết bắt nguồn từ Trung Hoa” là có khả năng.

Hoạt động tuyên truyền “Thả cá, không thả túi nilon” - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Thả cá, không thả túi - Tết Ông Táo xanh, sạch, văn minh

Tuy nhiên, sách sử Việt Nam vẫn còn lưu lại những dòng chữ ghi “Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, trị vì cả 2622 năm… và từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết”. Do đó, giả thuyết “Tết từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc” là không chính xác.

Tết Nguyên Đán tiếng anh là Lunar New Year. Ở Việt Nam, dịp lễ này có rất nhiều tên khác như Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay còn gọi tắt là Tết Ta hoặc Tết. Tên gọi Tết Nguyên Đán có  nguồn gốc từ tiếng Hán. Trong đó ‘Tết’ được Việt hoá từ ‘Tiết’ của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng (Nông lịch); ‘Nguyên’ có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai, và ‘Đán’ là buổi sáng sớm. Như vậy, ‘Tết Nguyên Đán’ có nghĩa là buổi sớm mai của đầu năm.

Với mỗi người dân Việt Nam hay Trung Quốc, Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người có thể quây quần, đoàn tụ chung vui bên gia đình, và cũng là dịp để phô bày những nét văn hóa độc đáo của mỗi quốc gia. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tùy theo bản sắc dân tộc, phong tục ăn tết ở Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm khác biệt.

© Sputnik / Taras IvanovĐốt vàng mã trên khu phố cổ Hà Nội
Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc: Nước nào bắt chước nước nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Đốt vàng mã trên khu phố cổ Hà Nội

Về thời gian và nguồn gốc đón Tết

Sự khác biệt lớn nhất là thời gian ăn Tết của hai dân tộc. Ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (ngày tiễn Ông Công, Ông Táo về trời) cho tới ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch, tức là diễn ra trong khoảng 15 ngày. Trong khi đó, người Trung Quốc lại có một cái Tết rất dài, bắt đầu từ mùng 8 tháng Chạp tới 15 tháng Giêng, kéo dài khoảng… 40 ngày.

Đón Tết dương lịch ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2021
Táo quân 2021 – Chương trình Tết được mong đợi nhất trong suốt 2 năm của người Việt

Theo truyền thuyết Trung Quốc, vào thuở hồng hoang, khi con người vẫn chưa biết ngày Tết là gì, mỗi dịp năm mới, họ đều bị một con quái vật tên là Niên thú tấn công, quấy phá; yêu quái thường vào làng phá hoại hoa màu, bắt và ăn thịt gia súc, thậm chí là cả trẻ con. Do đó, người dân lựa chọn cách để đồ ăn trước cổng nhà với hi vọng Niên thú sau khi no nê sẽ bớt quậy phá. Chuyện vẫn tiếp diễn cho tới một lần, dân làng chứng kiến Niên thú sợ hãi trước một đứa bé mặc đồ đỏ và chạy trốn. Kể từ đó, họ hiểu ra rằng, Niên thú rất sợ màu đỏ. Và thế là mỗi lần tới dịp năm mới, con người lại đua nhau treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ, đốt pháo đỏ và mặc đồ đỏ,… vừa để xua đuổi Niên thú vừa ăn mừng năm mới.

Tết của dân tộc Việt thì chân thực và đơn giản hơn. Đây là dịp để mọi người ăn mừng cho mùa thu hoạch trước và chào đón mùa cây trồng mới bội thu. Xuất phát từ “sự vui mừng hạnh phúc khi một mùa lúa bội thu được thu hoạch sau một năm vất vả gieo trồng và mừng mùa vụ mới”. việc quan trọng nhất của một đất nước dựa trên 4000 năm văn minh lúa nước. Tết là dịp để mọi người nghỉ ngơi, cùng trở về nhà đoàn tụ gia đình, người thân và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới vạn sự như ý.

Về phong tục

Người Trung Quốc có tục treo ngược chữ Phúc, có nghĩa là “Phúc Đảo”, trong tiếng Hán đồng âm với từ “Phúc Đáo”, có nghĩa là “Phúc đến” để thể hiện hi vọng may mắn sẽ đến trong năm mới. Bên cạnh đó, người Trung Quốc rất thích đốt pháo và múa lân mỗi dịp Tết.

Người Việt Nam ta có rất nhiều phong tục chứa nét văn hóa đặc sắc rất riêng như: thả cá chép để tiễn ông Công ông Táo về chầu Trời (23 tháng Chạp). Tiếp sau đó là những ngày gói bánh tét ở miền Nam và bánh chưng ở miền Bắc, ra mộ thắp hương cho gia tiên, chuẩn bị mâm ngũ quả, thắp hương trên bàn thờ gia tiên, xông đất, hái lộc, xin chữ đầu năm…

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNNgười Việt thả cá chép để tiễn đưa ông Táo về trời, cầu mong năm mới bình an, thuận lợi.
Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc: Nước nào bắt chước nước nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Người Việt thả cá chép để tiễn đưa ông Táo về trời, cầu mong năm mới bình an, thuận lợi.

Và đặc biệt đi lễ chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt. Đầu năm, mọi người thường đi chùa để cầu mong cho một năm mới hạnh phúc, may mắn đồng thời điều đó còn thể hiện tấm lòng thành kính của bản thân với Đức Phật, Tổ tiên.

Ẩm thực ngày Tết

Việt Nam nổi bật với những món “nhìn là thấy Tết” như: bánh chưng, bánh tét, giò, củ hành, mứt,… rồi nhiều món đa dạng, phong phú khác ở từng địa phương như: củ kiệu tôm khô, thịt kho hột vịt, bánh tráng cuốn, canh khổ qua (mướp đắng),… ở miền Nam; thịt đông, nem rán, canh măng khô,… ở miền Bắc. Đặc biệt là Bánh chưng – có hình vuông tượng trưng cho đất. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng ngần với phần nhân có đậu xanh, thịt mỡ, hành, tiêu…  Tất cả được bọc trong lớp lá dong xanh mướt và được buộc chặt bằng những sợi lạt mềm dẻo với tạo hình vuông vức, đẹp mắt.

© Sputnik / Taras IvanovNồi bánh chưng, mâm cơm Tết, câu đối đỏ, nhà ba gian, khóm cúc vạn thọ
Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc: Nước nào bắt chước nước nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Nồi bánh chưng, mâm cơm Tết, câu đối đỏ, nhà ba gian, khóm cúc vạn thọ

Người Việt Nam từ xa xưa đã sống trong nền văn hóa lúa nước, phải phụ thuộc thiên nhiên rất nhiều. Vì thế, chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Thời gian nấu bánh chưng có thể hơn 10 tiếng đồng hồ. Trong những phút giây ấm áp trông chờ nồi bánh, cả nhà sum họp và sẻ chia cho nhau muôn kỷ niệm diễn ra suốt một năm bận rộn. Cũng từ đây, chiếc bánh chưng không chỉ gói ghém các nguyên liệu truyền thống để tạo nên hương vị dân tộc mà còn kèm theo dư vị yêu thương, tình cảm thuận hòa của mỗi thành viên trong gia đình.

Còn Trung Quốc, vốn nổi tiếng về một nền ẩm thực đồ sộ nên thực đơn ngày Tết của người Hoa cũng hoành tráng không kém, kể như: bánh niên cao, bánh khoai môn, bánh củ cải, sủi cảo, há cảo, gà Kung Pao, vịt quay Bắc Kinh, trà trứng, lợn xào chua ngọt,…

Ngoài ra, còn có sự khác biệt trong việc chơi cây cảnh ngày Tết. Nếu như bộ ba “Đào - Mai - Quất” là nhóm cây cảnh người Việt rất thích trưng bày trong những ngày Tết, trong khi đó người Trung Quốc lại ưa chuộng bộ tứ “Mơ – Thủy Tiên – Quất – Cà tím”.

© Sputnik / Taras IvanovQuất cảnh trên đường phố cổ Hà Nội
Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc: Nước nào bắt chước nước nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Quất cảnh trên đường phố cổ Hà Nội
Việt Nam sẽ đón Tết trước Trung Quốc 1 ngày

Theo học giả Hoàng Xuân Hãn, bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Vàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Giá vàng tăng đột ngột, đồng USD giảm mạnh tại Việt Nam trong ngày giáp Tết

Từ năm 1967, Việt Nam chính thức theo múi giờ GMT +7, trong khi Trung Quốc theo múi giờ GMT +8. Trong khi đó, ngày bắt đầu của tháng âm lịch theo giờ quốc tế được tính từ 16 giờ trở đi. Khi tính lịch âm, Việt Nam phải cộng thêm 7 tiếng, trong khi Trung Quốc phải cộng thêm 8 tiếng.

Cứ mỗi 23 năm, số giờ chênh lệch cộng dồn thành 1 ngày. Do đó, một số tháng của lịch âm Việt Nam chênh nhau 1 ngày so với Trung Quốc, hình thành lên chu kì 23 năm sẽ có 1 lần Tết Âm lịch chênh nhau. Do đó, năm 2030 và 2053, Việt Nam sẽ ăn Tết sớm hơn Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала