GS Lý Trường Yên (Li Changan) từ Viện nghiên cứu sự cởi mở của Nhà nước thuộc Đại học Kinh tế và Ngoại thương Trung Quốc ngờ rằng xu thế này sẽ tồn tại lâu dài, bởi nếu trái lại thì hẳn là các công ty sẽ chẳng lấy đâu ra nhân viên làm việc.
Hồi cuối tháng 1, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã viết về công trình nghiên cứu do một trong những sàn giao dịch tìm kiếm việc làm lớn nhất là Zhilianzhaopin tiến hành. Theo đó, trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020, số lượng người tìm việc từ 35 tuổi trở lên đã tăng 14,9% so với năm trước. Chỉ số này cao hơn gấp đôi số người tìm việc mới trẻ hơn. Đối với những người nộp đơn từ 50 tuổi trở lên, tình hình còn tệ hơn nhiều. Số lượng những người này tăng 32,4% so với năm trước.
Tất nhiên, nhu cầu về chỗ làm việc mới là do tác động tiêu cực của đại dịch trên thị trường lao động năm qua. Trong công trình nghiên cứu có lưu ý rằng về cơ bản những người không có việc làm là các nhân viên từ khối dịch vụ.
«Lời nguyền 35 tuổi»
Giới hạn về độ tuổi khi tuyển dụng đã sản sinh ra trên mạng xã hội một khái niệm mới nghe khá lạ là «lời nguyền 35 tuổi».
Đây là ý kiến của blogger và quan sát viên của thị trường lao động Xingdongpaiwanping:
«Ghi nhận một hiện tượng thú vị được gọi là «lời nguyền 35 tuổi». Hiện nay, rất nhiều công ty Internet ứng nghiệm lớn như Tencent, Huawei, đang bắt đầu tìm kiếm các nhân viên với giới hạn độ tuổi là 30. Tuần trước, chỗ chúng tôi có cuộc họp với những sáng lập gia của các công ty Internet, một số người nói rằng khi nhìn thấy tuổi 28 trong bản lý lịch của ứng viên trong cuộc phỏng vấn thì đã bất giác thốt lên «Sao nhiều tuổi vậy!».
GS Lý Trường Yên giải thích với Sputnik, tại sao cách tiếp cận của những công ty như vậy là không có tiền đồ:
«Khi công ty đặt ra giới hạn độ tuổi như thế, họ xuất phát từ hình dung tồn tại khi lực lượng lao động là dồi dào đến dư thừa. Sự dư thừa đó phát sinh trong điều kiện có cổ tức nhân khẩu học. Trong trường hợp đó, ngay cả khi công ty đặt ra đòi hỏi cao về tuyển dụng, sẽ luôn có được nhân viên đủ tiêu chuẩn. Nhưng hiện nay thị trường lao động đã diễn ra những thay đổi lớn. Bắt đầu từ năm 2012, số lượng nhân công lao động trong nước bắt đầu giảm rõ rệt. Vì vậy, nếu các công ty tiếp tục đặt giới hạn về độ tuổi thì tôi nghĩ họ sẽ rất khó thu nạp được nhân viên. Đương nhiên, thêm nữa như vậy cũng là rất thiếu công bằng đối với những ứng viên lớn tuổi. Thực tế đây là hành vi vi phạm «Bộ luật Lao động» và có thể coi là phân biệt đối xử trong công việc».
Tuy nhiên, công ty cũng nên chuẩn bị đón nhận thực tế là thế hệ trẻ chưa sẵn sàng sống theo lịch trình như vậy. Vài năm nay cộng đồng mạng đã bàn cãi về hiện tượng «996», trong đó mọi người nêu những ý kiến phản biện rất tiêu cực.
Bất kỳ sự cố không may nào xảy ra tại nơi làm việc do nguyên nhân làm việc quá sức đều được dân mạng truyền bá công khai. Ví dụ, chuyện buồn gần đây tại công ty Pinduoduo, một nhân viên 22 tuổi đột ngột qua đời khi vừa rời văn phòng sau một ngày dài làm việc, đã khiến nhiều người băn khoăn, liệu nhịp độ làm việc quá tải đến «bán mạng» như vậy có đáng hay chăng?
Nhu cầu của những ứng viên tìm kiếm việc làm đang thay đổi, những người trẻ tuổi đang phấn đấu vươn tới một cuộc sống tự do hơn, và đối với nhiều người, trái ngọt tự do này đã trở nên dễ tiếp cận hơn nhiều nhờ vào công nghệ Internet tiên tiến với tốc độ ánh sáng.