Làm thế nào để vượt qua nỗi ám ảnh xã hội trong đại dịch?

© Sputnik / Jordy BoixareuNhững người phụ nữ đang chuyện trò với nhau từ ban công nhà mình trong đại dịch coronavirus ở Barcelona.
Những người phụ nữ đang chuyện trò  với nhau từ ban công nhà mình trong đại dịch coronavirus ở Barcelona. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Sau khi nới lỏng các hạn chế do COVID-19 áp đặt, xã hội phải đối mặt với hiện tượng gọi là ám ảnh xã hội. Tình trạng này tới từ đâu và cần sử dụng những phương pháp nào để vượt qua, nhà tâm lý học, giám đốc Trung tâm Tâm lý Thực hành Sergei Klyuchnikov chia sẻ với Sputnik trong một cuộc phỏng vấn.

Nhà tâm lý học lưu ý rằng sự để tâm đặc biệt tới COVID-19 trong vòng nhiều tháng đã khiến mọi người trở nên rất cảnh giác với bất cứ thứ gì mà họ tin rằng có thể là mối nguy hiểm tiềm tàng. Giờ đây, những hạn chế đã trở nên không còn quá nghiêm ngặt, đối với nhiều người, chế độ tự cách ly đã chấm dứt: mọi người đi làm, di chuyển nhiều hơn và buộc phải tiếp xúc với những người xung quanh.

Con mèo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2020
Nhà tâm lý học nói về điều quan trọng nhất trong giai đoạn tự cách ly

Đồng thời, họ cảm thấy sợ hãi, vì họ luôn thấy những người khác như là nguồn lây bệnh tiềm tàng. Ông Klyuchnikov tin rằng, để đối phó với nỗi ám ảnh xã hội mới nổi, cần có thời gian và sự hiểu biết rằng mọi người cần giao tiếp, và đại dịch không phải là mãi mãi.

Đại dịch không phải là mãi mãi

“Ở đây, chúng ta phải thể hiện sự kiên nhẫn, vì vẫn phải tuân thủ giãn cách xã hội, nhưng dần dần quen với việc cộng đồng con người không thể cách xa nhau vài mét. Chúng ta không thể hét to khi muốn nói gì đó với nhau, hay giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ, hoặc ngôn ngữ qua ứng dụng tin nhắn. Loài người có thể bị “phân hủy” vì điều đó, Cần nhận thức rõ rằng mọi người đang dần miễn dịch với coronavirus và đại dịch đang suy giảm”, - chuyên gia tâm lý nhận định.

Theo ông, để vượt qua nỗi sợ hãi, cần nghĩ đến những khía cạnh tích cực của giao tiếp, thường xuyên nhớ rằng giao tiếp là việc làm dễ chịu.

ÔNg Klyuchnikov khuyến cáo: “Mọi người đều có nhu cầu giao tiếp, mọi người đều khao khát được giao tiếp. Chúng ta phải coi con người không chỉ là nguồn lây bệnh nguy hiểm mà còn là nguồn vui vô tận của khả năng được giao tiếp với nhau”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала