Trung Quốc và Ấn Độ chứng tỏ khả năng đàm phán về biên giới

© AP Photo / Dar YasinĐoàn quân của Lực lượng vũ trang Ấn Độ gần biên giới Ấn Độ - Trung Quốc
Đoàn quân của Lực lượng vũ trang Ấn Độ gần biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Đăng ký
Trung Quốc và Ấn Độ đang đồng thời giới hạn quân đội của mình ở biên giới ở phía đông Ladakh một cách có trật tự. Hai bên đang thực hiện một "bước đi rất tốt", nhận ra nguy cơ đối đầu hơn nữa trên ranh giới kiểm soát thực tế, theo các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn lưu ý.

Hai bên rút các đơn vị biên phòng của mình trở lại vị trí mà họ đóng giữ trước tháng 4 năm 2020 ở phía đông Ladakh. Đây là một trong những khu vực biên giới đối đầu. Trung Quốc rút khỏi khu vực Finger trên bờ phía bắc của Hồ Pangong-tso. Về phần mình, Ấn Độ sẽ phải từ bỏ những đỉnh cao có lợi mà họ đã chiếm được ở phía nam của hồ. Vào mùa hè và mùa thu năm ngoái, tiếng súng đã vang lên từ bờ bắc và nam của hồ, bắt đầu sự leo thang căng thẳng đầu tiên trên ranh giới kiểm soát thực tế kể từ năm 1975. 

Không chỉ quân nhân từ các đơn vị khác nhau được rút ra, mà cả xe bọc thép, các công trình và trại tạm cũng bị dỡ bỏ. Các lĩnh vực khác trong khu vực quan trọng chiến lược này vẫn chưa nằm trong kế hoạch hiện tại, theo tin từ các phương tiện truyền thông Ấn Độ. Chúng sẽ được thảo luận tại các vòng họp tiếp theo giữa các chỉ huy Trung Quốc và Ấn Độ của các đơn vị bộ binh đóng tại Ladakh. Sự khởi đầu của cuộc rút quân diễn ra trước các cuộc tham vấn chuyên sâu hàng ngày, diễn ra tích cực hơn trong hai ngày qua. Các quan chức quân sự Ấn Độ tin rằng những thay đổi trong hoạt động ở khu vực ranh giới kiểm soát thực tế này sẽ rất đáng chú ý trong thời gian tới. 

Binh sĩ quân đội Ấn Độ bảo vệ đèo Boomla ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu rút quân đồng bộ ở khu vực biên giới

Alexei Kupriyanov, nhà nghiên cứu cấp cao tại phòng Các vấn đề Chính trị Quốc tế của IMEMO Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik lưu ý về một cuộc đàm phán kéo dài giữa quân đội hai nước:

"Cuối cùng, vấn đề đã được giải quyết. Sự hiểu biết lẫn nhau đạt được đồng thuận về việc cuộc đối đầu tiếp theo sẽ chẳng dẫn đến đâu. Đây là một động thái rất tốt của cả hai bên. Nếu được thực hiện sớm hơn một chút, thậm chí trước khi Ấn Độ thông qua ngân sách quân sự của mình, rất có thể chi tiêu quân sự nước này sẽ không như bây giờ - tăng 1,3 phần trăm, trong khi chi tiêu cho hạm đội tăng khoảng 25 phần trăm và hơn 20 phần trăm cho không quân. Ngân quỹ được phân phối lại cho các lĩnh vực này bằng cách cắt giảm nhiều loại chi phí quân sự khác. Đặc biệt, lương hưu của quân nhân giảm 13%. Ngân sách quân sự này có thể liên quan đến cuộc đối đầu với Trung Quốc. Đánh giá về con số, Ấn Độ tin rằng lục quân của họ ở biên giới đủ mạnh, không quân chưa đủ, và cuối cùng, cần phải phát triển hơn nữa hạm đội".

Tình hình ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc vẫn nằm trong tầm quan sát của Hoa Kỳ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm 9/2 cho biết Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ tình hình dọc biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Ông nói thêm Hoa Kỳ "sẽ luôn ủng hộ bạn bè" khi đối mặt với "những nỗ lực liên tục của Bắc Kinh nhằm đe dọa các nước láng giềng".

Cuộc điện đàm giữa Biden và Modi

Trong khi đó, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi một ngày trước đó phản ánh cách tiếp cận khác nhau của hai bên đối với 2 vấn đề khu vực khác - vai trò của "bộ tứ" tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và tình hình ở Myanmar. 

Một thông cáo báo chí từ Nhà Trắng sau cuộc điện đàm nói “hai nhà lãnh đạo đã đồng ý làm việc chặt chẽ cùng nhau để thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, bao gồm cả tự do hàng hải, toàn vẹn lãnh thổ và một cấu trúc an ninh khu vực thông qua "bộ tứ". Hoa Kỳ thường sử dụng thuật ngữ đặc biệt này khi xây dựng chính sách kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng.

Trong khi đó, chuyên gia Alexei Kupriyanov chú ý đến sự khác biệt giữa văn bản từ Ấn Độ về cuộc đàm phán giữa Narendra Modi và Joe Biden và phiên bản của Mỹ: 

Tàu khu trục tên lửa Benfold  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
“Bộ tứ Ấn Độ-Thái Bình Dương” liệu có thể biến thành liên minh quân sự chống Trung Quốc?

"Các thông cáo báo chí do phía Ấn Độ và Mỹ đưa ra khác nhau ở hai điểm quan trọng trong cách giải thích của phía Ấn Độ về các cuộc đàm phán. Khác với phía Mỹ, họ không đề cập đến nhu cầu duy trì tự do hàng hải, cũng như xây dựng cấu trúc an ninh khu vực thông qua “bộ tứ”. Đây là sự khác biệt khá lớn. Điều đó có nghĩa là Ấn Độ, không giống như Hoa Kỳ, đang xem xét các lựa chọn thay thế cho sự phát triển của một cấu trúc chính trị khu vực. Điểm thứ hai, phiên bản Ấn Độ thực tế bỏ qua vấn đề Myanmar, mà Ấn Độ và Hoa Kỳ có những bất đồng rất lớn. Hoa Kỳ đã đề cập trong một thông cáo báo chí cho rằng hai bên nhất trí về sự cần thiết phải hỗ trợ tiến trình dân chủ và pháp quyền ở Myanmar sau khi quân đội nước này tổ chức một cuộc đảo chính quân sự. Tuy nhiên, thông cáo báo chí của chính quyền Modi không có điều này".

Không giống như Hoa Kỳ, Ấn Độ, giống như Trung Quốc, không đánh giá các sự kiện ở Myanmar là một "cuộc đảo chính quân sự". Có thể Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng tiếng nói của Ấn Độ phải vang lên trong điệp khúc lên án hành động của quân đội Myanmar. Trong trường hợp này, đại diện chính quyền Biden đã công khai tuyên bố họ sẽ yêu cầu Trung Quốc làm điều tương tự.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала