Tại sao Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với "Dòng chảy phương Bắc-2"?
Quan điểm tương tự cũng được một nguồn tin khác của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong bài bình luận của mình.
“Chúng tôi sẽ giám sát các hoạt động về việc hoàn thành xây dựng hoặc chứng nhận dự án đường ống, và nếu diễn ra các hoạt động đó, sẽ ra quyết định về khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt, đó chỉ là một trong nhiều công cụ quan trọng”, - một quan chức trong cơ quan chính sách đối ngoại Mỹ cho biết.
Đồng thời, đại diện Liên minh châu Âu, các cơ quan có thẩm quyền của Đức và các chuyên gia về quan hệ xuyên Đại Tây Dương thảo luận về một "gói chiến lược" có thể làm hài lòng Washington và buộc Mỹ từ bỏ các biện pháp chế tài đối với dự án đường ống dẫn khí đốt.
Trong tuần này, người ta được biết từ tháng 8 năm ngoái, Đức đã cố gắng giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách xây dựng hai bến cảng tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Tuy nhiên, Washington không đồng ý dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Đức từ chối dự án "Dòng chảy phương Bắc-2"
Một số chuyên gia cho rằng việc Đức từ bỏ dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" là điều không thể tránh khỏi sau cuộc bầu cử liên bang dự kiến vào tháng 9. Hiện nay đảng cầm quyền đang cố gắng duy trì liên minh và ngăn chặn sự chia rẽ liên quan đến vấn đề này. Nhưng khi kết quả bầu cử rõ ràng, việc níu kéo dự án đường ống dẫn khí sẽ chẳng có ích gì.
Khả năng thất bại của dự án cũng được Gazprom nhìn nhận. Mặc dù công ty Nga tin rằng sự phát triển các sự kiện như vậy chỉ có thể xảy ra trong những trường hợp ngoại lệ bất khả kháng.
Đọc thêm: