Sắc lệnh ân xá
Lệnh ân xá được công bố vào thứ Sáu, khi đất nước kỷ niệm Ngày Liên bang, tức ngày kỷ niệm Hiệp định Panlong lịch sử ký kết năm 1947 bởi các đại diện của các quốc gia trong nước.
"Vì Cộng hòa Liên bang Myanmar thiết lập một nhà nước dân chủ mới dựa trên hòa bình, phát triển và kỷ luật nhằm biến các tù nhân thành những công dân gương mẫu, đáp ứng nguyện vọng của người dân và vì lý do nhân đạo, Hội đồng Hành chính Nhà nước (cơ quan quản lý lâm thời của đất nước) đã ban hành một sắc lệnh ân xá", - phiên bản Internet của ấn phẩm nhà nước Global New Light of Myanmar trích dẫn sắc lệnh.
Nghị định được ký bởi người đứng đầu hội đồng, Tướng Min Aung Hline. Các nghị định riêng ghi rõ rằng ở đây đề cập tới việc trả lại tự do cho 23.314 tù nhân, 55 trong số đó là công dân nước ngoài.
Chiều 1/2, quân đội đã cam kết thực hiện một hệ thống dân chủ đa đảng và cam kết tổ chức bầu cử sau khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp được áp dụng trên cả nước trong thời hạn một năm. Hầu hết các nhà lập pháp và chức năng của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) bị bắt đã được thả vào ngày 3-5 tháng 2, nhưng các lãnh đạo chính phủ NLD, bao gồm Tổng thống Myanmar bị lật đổ U Win Myint và lãnh đạo NLD, Ủy viên Quốc vụ Aung San Suu Kyi, vẫn bị quản thúc tại gia.
Biểu tình ở Myanmar
Các cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố vẫn tiếp tục diễn ra ở Myanmar với yêu cầu đưa ra là quân đội phải trao lại quyền lực cho chính phủ được bầu lên theo con đường dân chủ, triệu tập phiên họp đầu tiên của quốc hội được bầu trong cuộc bầu cử vào ngày 8 tháng 11 năm 2020 và trả tự do ngay lập tức cho các nhà lãnh đạo bị bắt.
Đọc thêm: