Vắc xin: Phải chăng để chống dịch, có thể sử dụng tất cả mọi phương pháp?

© REUTERS / AMIR COHENVắc-xin phòng ngừa vi-rút corona
Vắc-xin phòng ngừa vi-rút corona - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2021
Đăng ký
Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc xin chống COVID-19 do chính nước này sản xuất. Hôm thứ Ba, Học viện Quân y đã công bố điều này. Học viện Quân y là nơi đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax do công ty dược phẩm Nanogen của Việt Nam sản xuất.

Hiện tại thế giới đã có một số loại vắc xin chống COVID-19 được chế tạo trong thời gian ngắn nhất bằng các công nghệ khác nhau. Sự lựa chọn trước hết của chính phủ Nhật Bản là Pfizer của Mỹ, vì vắc xin này được coi là một trong những loại vắc xin áp dụng phương pháp đổi mới nhất.

Chai vắc xin Coronavirus có logo Pfizer - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2020
Vaccine của Pfizer/BioNTech có an toàn không?

Phóng viên Sputnik đã tham khảo ý kiến các chuyên gia về tính chất một số loại vắc xin để có thể phân loại chúng thành các nhóm theo đặc điểm, đồng thời giải đáp câu hỏi điều đó ảnh hưởng đến tính hiệu quả của vắc xin như thế nào.

Mục đích của bất kỳ mọi loại vắc xin chống COVID là đưa protein S của coronavirus vào cơ thể người, để hệ thống miễn dịch làm quen với nó và "bắt" nó chống lây nhiễm.

Nhưng mỗi loại vắc xin lại "gặp gỡ" với protein S theo những cách khác nhau.

Tiến sĩ khoa học Sinh học Nikolai Nikitin, Trưởng Bộ môn Virus học, Khoa Sinh học của Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov cho biết rằng đặc tính của vắc xin gồm ba yếu tố: số lượng (toàn bộ hoặc một đoạn vi rút), vi rút "sống" hay "chết", cũng như phương pháp đưa protein S vào cơ thể.

Vắc xin RNA của Mỹ

Tính đổi mới của vắc xin RNA do Pfizer và Moderna sản xuất nằm ở cách "đưa" protein S của coronavirus vào cơ thể người. Đồng thời, điều quan trọng ở đây là bản thân vi rút không tham gia vào quá trình này, vì không cần thiết - nhà vi rút học Nga Nikolai Nikitin cho biết:

“Khác với vắc xin adenovirus, vắc xin RNA của Mỹ (dựa trên axit ribonucleic) không chứa vi rút hoặc một đoạn vi rút, mà chứa phân tử RNA. Các thông tin về protein S của coronavirus được đưa vào phân tử này, dựa trên giải trình tự, tức là trình tự và giải mã hoàn chỉnh bộ gen của nó. Ngoài RNA, vắc xin còn chứa một lớp màng lipid bảo vệ phân tử RNA để nó không bị phá hủy. Màng lipid rất quan trọng vì nó giúp phân tử gắn vào thành tế bào. Phân tử RNA với sự trợ giúp của màng lipid thâm nhập vào tế bào và bắt đầu tạo ra protein S của coronavirus".
© REUTERS / Pedro NunesVaccine Pfizer-BioNTech.
Vắc xin: Phải chăng để chống dịch, có thể sử dụng tất cả mọi phương pháp? - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2021
Vaccine Pfizer-BioNTech.

Protein S hoạt động như một kháng thể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện ra protein S, “học tập” protein này và tạo ra khả năng miễn dịch trong cơ thể. Sau đó, khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra nó bằng protein S và tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn không cho bệnh phát triển.

Để chế tạo vắc xin AstraZeneca, Đại học Oxford đã sử dụng adenovirus của tinh tinh đã được sửa đổi trong phòng thí nghiệm, do những thay đổi này mà nó không thể phân chia được. Adenovirus này tích hợp gen cần thiết để tạo ra protein S của coronavirus. Gen này chịu trách nhiệm đưa virus vào các tế bào của cơ thể. Về thực chất, adenovirus được kết xuất là hệ thống hướng dẫn bảo vệ cơ thể.

Lợi thế của việc sử dụng adenovirus của tinh tinh để chế tạo vắc xin AstraZeneca là bản thân con người không có khả năng miễn dịch chống adenovirus của tinh tinh, điều này khiến cho hiệu quả của vắc xin tăng lên.

© AP Photo / Dado RuvicVaccine Covid-19 AstraZeneca.
Vắc xin: Phải chăng để chống dịch, có thể sử dụng tất cả mọi phương pháp? - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2021
Vaccine Covid-19 AstraZeneca.

Vắc xin bảo quản trong tủ lạnh thông thường?

Không thể loại trừ là khi lựa chọn vắc xin, một số nước sẽ cân nhắc giữa sự đổi mới và sự tiện lợi thông thường. Và trong cuộc "chạy đua” giữa vắc xin và thắng đại dịch coronavirus (khi yêu cầu phải tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt) thì đổi mới sẽ khó là lựa chọn đầu tiên.

Vắc xin Pfizer được tạo ra bằng công nghệ tiên tiến, nhưng nó đòi hỏi phải có hậu cần phức tạp và thêm vào đó, nó phải được đông lạnh trong quá trình bảo quản. Còn vắc xin AstraZeneca có ưu điểm là có thể bảo quản trong tủ lạnh thông thường.

Tiêm chủng phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2020
Chuyên gia nêu tên những người chiến thắng trong "cuộc đua vắc xin" ngừa coronavirus

Virus “chết” có khả năng bảo vệ hay không?

Trong điều diện đại dịch quy mô lớn, giới khoa học phải đối mặt với nhiệm vụ chế tạo vắc xin chống coronavirus càng sớm càng tốt. Do đó, một số nhà virus học Nga đã quyết định không đi theo hướng đổi mớ, mà dùng phương pháp “đường mòn”.

Chẳng hạn, vắc xin Nga KoviVac được phát triển tại Trung tâm Chumakov là phiên bản cổ điển của vắc xin đã bị làm cho yếu đi (chết) hoặc bất hoạt từng được khoa học biết đến.

Chuyên gia giải thích: "Vắc xin của Trung tâm Chumakov không sử dụng phân tử RNA (như vắc xin Mỹ), mà là virus gây ra COVID. Loại vi rút này bị tiêu diệt khi tiếp xúc với nhiệt độ hoặc khi điều trị bằng tác nhân hóa học. Đồng thời, cấu trúc của virus vẫn hoàn toàn nguyên vẹn, nhưng nó bị làm yếu đi, mất khả năng lây nhiễm tế bào. Trong mọi trường hợp, việc đưa vi rút "đã chết" vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể chống protein S của coronavirus. Hiệu quả của vắc xin "chết" hoặc bất hoạt từ lâu đã được chứng minh là hiệu quả và được sử dụng tích cực trong y học để chống bại liệt, bệnh dại và các bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn".
Vector: Ít "chiến binh" không có nghĩa là thiếu bảo vệ?

Còn vắc xin EpiVacCorona do Trung tâm Vector lại được phát triển theo nguyên lý hoàn toàn khác. Các nhà khoa học Nga không sử dụng toàn bộ vi rút, mà chỉ sử dụng một đoạn của nó.

© Sputnik / Mikhail GolenkovMột y tá trình diễn ống chứa vắc-xin EpiVacCorona trong một phòng điều trị ở Kaliningrad.
Vắc xin: Phải chăng để chống dịch, có thể sử dụng tất cả mọi phương pháp? - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2021
Một y tá trình diễn ống chứa vắc-xin EpiVacCorona trong một phòng điều trị ở Kaliningrad.
Ông Nikolay Nikitin cho biết: "Vắc xin EpiVacCorona là peptit - một đoạn ngắn của protein vi rut. Vi rút không được đưa toàn bộ vào cơ thể, mà chỉ ở dạng peptit, tức là các đoạn nhỏ của protein S. Tuy nhiên, số lượng và kích thước nhỏ này là đủ để gây phản ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể."
"Sputnik V": Cơn cảm lạnh nhẹ giúp cứu khỏi COVID nặng?

Sputnik-V là vắc xin đầu tiên chống COVID của Nga. Vắc xin Sputnik-V đã chứng minh được rằng cơn cảm lạnh thông thường dưới dạng sổ mũi không chỉ có thể khiến chúng ta lo lắng mà còn giúp chống lại vi rút.

Tiêm vắc xin Sputnik V - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2020
Chiến dịch quốc tế ủng hộ tiêm chủng vắc xin #SputnikV khởi động trên các mạng xã hội

Ông Nikolai Nikitin cho biết, cơ sở để chế tạo vắc xin Sputnik-V của Nga cũng là adenovirus thông thường,  nhưng không phải adenovirus của tinh tinh, mà là của người.

“Đối với con người, thông thường adenovirus chỉ gây cảm lạnh nhẹ. Các nhà khoa học từ Viện Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya đã hoán đổi đoạn gen của adenovirus bằng protein S gen coronavirus. Adenovirus "bị thay đổi" thâm nhập vào tế bào, không tạo ra protein adenovirus, mà là protein S của coronavirus. Hệ thống miễn dịch của con người làm quen với “tác nhân” mới này và khởi động cơ chế bảo vệ để chống nhiễm bệnh”.

Trong tháng 2, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) đã nộp đơn đăng ký vắc xin Sputnik V tại Liên minh châu Âu.

Tóm lại, không quan trọng là vắc xin hoạt động theo cơ chế nào. Mục đích cuối cùng của mọi loại vắc xin chống COVID-19 là đưa protein S hoặc mã di truyền của coronavirus vào cơ thể người để tiếp tục sản xuất thêm trong tế bào. Điều chính yếu là vắc xin có thể tiếp cận và miễn phí cho tất cả mọi người.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала