"Do COVID-19, các hệ thống lương thực đã bị thu hẹp. Thực phẩm tăng giá, ở một số nơi người dân không thể tiếp cận được với lương thực. Vấn đề lương thực năm nay sẽ gay gắt hơn trước đây", – đặc phái viên cho biết.
Bà Kalibata lưu ý rằng hậu quả chính của đại dịch đã tác động tới thị trường: do áp dụng chế độ cách ly chống dịch, các chợ thực phẩm bị đóng cửa, khiến cho tình hình nông dân ngày càng xấu đi.
Phát biểu về các nước châu Phi, đặc phái viên Agnes Kalibata lưu ý rằng ở các nước đang phải đối mặt với giá lương thực gia tăng đáng kể và tình trạng thiếu lương thực do mùa hạn hán nghiêm trọng như Kenya, Somalia và Ethiopia, tình hình dự kiến sẽ thêm phức tạp.
Theo bà Kalibata, năm ngoái, hệ thống lương thực đã đối phó được áp lực: chính phủ các nước đã làm theo khuyến nghị của Liên hợp quốc không đóng cửa biên giới hoặc thiết lập thuế quan, mùa màng thu hoạch tốt. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, người dân đã cạn kiệt nguồn lương thực và sự trợ giúp tài chính của người thân, hiện nay sẽ phải đơn độc đối mặt với khủng hoảng, không có hỗ trợ.
Nguy cơ khủng hoảng lương thực
Tổ chức Nông lương (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của LHQ đã công bố báo cáo hồi tháng 7 năm 2020 nêu tên 27 quốc gia có nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực do hậu quả COVID-19. Theo các chuyên gia quốc tế, các dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể xuất hiện trong 20 năm.