"Đây là những gì tổng thống mong muốn: nếu các vị (tức Mỹ) muốn tiếp tục sử dụng lãnh thổ của chúng tôi, thì chúng tôi chờ các vị trả tiền bồi thường cho việc này. Và đây không phải là chuyện rải tiền xu, cũng không phải là các thiết bị hỏng hóc", - hãng tin AP dẫn lời ông Harri Roque.
Ông Roque nói rằng bất chấp giữa Mỹ và Philippines có quan hệ đồng minh lâu dài, Manila nhận được ít viện trợ từ Washington hơn so với Pakistan chẳng hạn. Đồng thời, người phát ngôn của Tổng thống Philippines không nêu rõ mức viện trợ của Mỹ mà Philippines mong muốn.
Hãng tin AP nhắc lại rằng tuần trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố Mỹ "sẽ phải trả giá" nếu có ý định giữ hiệu lực thỏa thuận quốc phòng với Manila.
Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực
Hãng AP lý giải rằng tháng 2 năm 2002, chính quyền Tổng thống Philippines đã thông báo với Mỹ về ý định hủy bỏ thỏa thuận năm 1998 cho phép một lượng quân Mỹ đáng kể đồn trú tại Philippines và tiến hành các cuộc tập trận với quân đội Philippines. Thỏa thuận được cho là sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 năm 2020, nhưng Tổng thống Duterte đã trì hoãn động thái này.
Tuy nhiên, AP nhấn mạnh, nếu cuối cùng thỏa thuận không còn tồn tại, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào một trong những liên minh lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á. Trong khi đó, sự hiện diện của Mỹ trong khu vực được coi là đối trọng quan trọng nhất đối với vị thế đang củng cố của Trung Quốc, mà ông Duterte đang phát triển quan hệ, cũng như với Liên bang Nga, hãng AP lưu ý.