Bất ngờ: Việt Nam xếp thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo

© Sputnik / Evgeniy Biyatov / Chuyển đến kho ảnhBitcoin, Litecoin и Ethereum
Bitcoin, Litecoin и Ethereum - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Đăng ký
Việt Nam vừa gây bất ngờ khi đứng thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo crypto (với bitcoin là loại tiền mã hóa điển hình nhất trong số các loại tiền điện tử).

Theo khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020, kiều hối, chi phí chuyển tiền được đánh giá là một trong những nguyên nhân, động lực lớn dẫn đến độ phổ biến và nhu cầu “chơi”, sử dụng tiền ảo ở Việt Nam, Philippines hay Nigeria.

Việt Nam đứng thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo

Vừa qua, Khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020 bất ngờ công bố Việt Nam, chỉ xếp sau Nigeria, đứng thứ hai toàn thế giới về độ phổ biến của tiền ảo.

Có thể nói, thời gian gần đây, các loại tiền ảo (tiền điện tử, mã hóa cryptocurrencies) đặc biệt là bitcoin (loại tiền mã hóa đầu tiên phát hành hồi năm 2009, điển hình nhất và chiếm lượng lớn nhất thị trường) nhận được sự quan tâm chú ý rất lớn từ giới đầu tư cả chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Có những giai đoạn mà ở nhiều quốc gia trên toàn cầu người ta ghi nhận cơn sốt tiền ảo khi giá bitcoin liên tục lập kỷ lục.

© Ảnh : statista.com/ScreenshotKhảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020 bất ngờ công bố Việt Nam, chỉ xếp sau Nigeria, đứng thứ hai toàn thế giới về độ phổ biến của tiền ảo.
Bất ngờ: Việt Nam xếp thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020 bất ngờ công bố Việt Nam, chỉ xếp sau Nigeria, đứng thứ hai toàn thế giới về độ phổ biến của tiền ảo.

Khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020 được tiến hành ở 74 quốc gia trên thế giới với số lượng từ 1.000 – 4.000 lượt người tham gia tại mỗi nước.

Theo kết quả năm nay cho thấy, Nigeria là quốc gia đứng đầu thế giới về độ phổ biến của tiền ảo.

Cụ thể, theo khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020, Nigeria là quốc gia có độ phổ biến tiền ảo lớn nhất thế giới với 32% người được hỏi cho biết đã từng sử dụng hoặc sở hữu tiền ảo.

Bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Giá bitcoin lên mức tối đa trong lịch sử, vượt hơn 49 nghìn USD
Việc phụ thuộc vào kiều hối và sự phổ biến của hệ thống thanh toán ngang hàng qua di động dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng tiền điện tử đối với nền kinh tế lớn nhất châu Phi – Nigeria.

“Trong số 74 quốc gia tiến hành khảo sát của Statista, người Nigeria chính là nhóm khẳng định có sử dụng hoặc sở hữu tiền điện tử nhiều nhất”, báo cáo cho biết.

Cũng theo khảo sát này, cứ 3 người Nigeria được hỏi thì có một người cho biết họ từng sử dụng tiền ảo.

Theo Bitcoin.com, chi phí chuyển tiền xuyên biên giới theo hình thức truyền thống trở nên rất cao khiến nhiều người dân tại quốc gia châu Phi này tìm tới các sàn tiền ảo nội địa để chuyển và nhận tiền từ gia đình, người thân ở nước ngoài.

Cùng với đó, người Nigeria cũng thường cài phần mềm, ứng dụng cho phép thanh toán tiền ảo trên điện thoại di động của mình.

“Tỷ lệ sử dụng tiền điện tử cao phổ biến thứ hai và thứ ba trong cuộc khảo sát năm 2020 này lượt được ghi nhận ở Việt Nam (21%) và Philippines (20%)”, Statista cho hay.

Khảo sát một lần nữa tái khẳng định, kiều hối, thanh toán chuyển tiền quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng rộng rãi tiền điện tử ở các quốc gia Đông Nam Á.

Bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Chuyên gia tin rằng Bitcoin có thể đạt mức giá 70 nghìn đô la

Trang bitcoin.com thống kê cho thấy, Ngân hàng Trung ương Philippines đã chấp thuận và cấp phép cho một số sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động như dạng "công ty giao dịch chuyển tiền kiều hối” trong nước.

“Bản thân Chính phủ Philippines hiện cũng đang can thiệp vào quá trình giao dịch tiền điện tử bằng cách thiết lập trái phiếu ứng dụng chuỗi blockchain với Unionbank để phân phối trái phiếu chính phủ”, Statista nhấn mạnh.

Ứng dụng chuỗi khối blockchain là công nghệ đứng sau bitcoin - tiền ảo lớn nhất thị trường hiện nay. Trong khi đó, Unionbank cũng triển khai lắp đặt hệ thống máy ATM Bitcoin tại Makati (Metro Manila) - trung tâm tài chính lớn của Philippines.

Khảo sát khẳng định rằng, những động thái trên cho thấy tiền ảo đang dần bước vào hệ thống tài chính chính thống tại quốc gia Đông Nam Á.

Việt Nam chưa chấp nhận tiền ảo?

Tại Việt Nam, hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa chấp nhận các loại tiền ảo là tiền tệ cũng như phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, đồng thời, khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại tiền ảo.

“Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Công văn số 5747 của Ngân hàng nhà nước gửi Văn phòng Chính phủ hồi năm 2017 từng nêu rõ.

Do đó, tại Việt Nam, việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.

Bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Bitcoin 3 lần liên tiếp phá kỷ lục về giá trong vài giờ

Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam cũng nhấn mạnh, việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.

“Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các loại tiền ảo như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng”, Ngân hàng Nhà nước lưu ý.

Ngân hàng Nhà nước cho hay, chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung).

Ngoài khu vực Châu Phi và Đông Nam Á, một “điểm nóng tiền ảo” trên thế giới nữa với lượng người dùng tiền điện tử lớn chính là Châu Mỹ Latinh.

Theo kết quả khảo sát, Peru dẫn đầu về việc áp dụng thanh toán tiền ảo với 16% số người được hỏi, trong khi Brazil, Colombia, Argentina, Mexico và Chile đều đạt mức hai con số.

Thụy Sĩ là quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền ảo cao nhất ở châu Âu cùng với Hy Lạp (11% mỗi nước). Nhìn chung, các quốc gia Châu Âu và Anh có mức độ chấp nhận tiền ảo rất thấp.

Nhật Bản và Đan Mạch là hai quốc gia trong cuộc khảo sát có ít người nhất khẳng định có sử dụng hoặc sở hữu tiền điện tử nhất. Chỉ 4% số người được hỏi ở hai nước này cho biết họ có kinh nghiệm với các loại tiền điện tử.

Bitcoin lập kỷ lục nhưng bất ngờ mất giá

Bitcoin vừa cán mốc kỷ lục mới và tiến sát mốc 50.000 USD hôm 14/2 khi Phố Wall và Phố Chính tăng cường tỷ lệ chấp thuận đồng tiền điện tử này.

Theo đó, ngày 14/2, bitcoin từng lên cao mức 49.717 USD sau đó giảm nhẹ dao động xung quanh mức 48.700 USD.

Sang ngày 16/2, giá bitcoin có giảm và hầu hết các đồng tiền kỹ thuật số khác cũng giảm mạnh.

Elon Musk - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Elon Musk nói về tương lai của đồng Bitcoin

Theo đó, sáng nay, giá bitcoin giảm xuống còn 47.678,64 USD, giảm hơn 2,11% so với 24 giờ trước.

Đồng thời, trên thị trường ghi nhận số lượng lớn 76/100 đồng tiền giảm giá so với 24 giờ trước, mất giá nhiều nhất là Lisk (14,13%).

Trong nhóm 10 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường, tất cả có 9/10 đồng tiền giảm giá so với 24 giờ trước. Theo đó, Ethereum giảm 3,17% còn 1.760,77 USD. Cardano giảm 0,59% trong ngày, còn 0,8519 USD. Ripple giảm mạnh nhất trong top 10 với tỷ lệ 8,01%, xuống mức 0,5460 USD.

Polkadot giảm xuống 27,34 USD, thấp hơn 0,50% so với 24 giờ trước. Binance coin mất 6,9% trong ngày, còn 128,06 USD. Litecoin giảm 5,79%, xuống 204,04 USD. Bitcoin cash giảm 3,42% trong 24 giờ qua, còn 702,34 USD. Chainlink mất 5,18%, còn 31,89 USD. Chỉ có Tether tăng 0,31%, ghi nhận ở 1,00 USD.

Trong diễn biến liên quan, ngành tiền điện tử, tiền kỹ thuật số của thế giới đang tỏ ra lo ngại về lệnh cấm có thể được đưa ra đối với các giao dịch cá nhân khỏi hoạt động giao dịch tiền ảo kỹ thuật số ở Hồng Kông.

Khảo sát mới đây do Citibank tiến hành cho thấy, ước đoán có đến 93% dân số nội địa bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm khi không đủ tài sản để đạt mức nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала