Như người đứng đầu nhà nước đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông Nga, trong vấn đề này Moskva sẽ không làm gì trái với Hiến pháp của đất nước. Đồng thời, nhiều cơ quan truyền thông Nhật Bản từ tuyên bố này rút ra kết luận rằng Nga sẽ không đồng ý chuyển cho Nhật quần đảo Nam Kuril.
Các bài viết đã thu hút sự chú ý và bình luận từ độc giả Nhật Bản và người dùng mạng xã hội.
"Bình tĩnh đi! Dưới thời Putin, sẽ không có hòn đảo nào trở lại với chúng ta! Hãy ngừng tin vào những nụ cười giả tạo của người Nga! Nếu phát triển quan hệ kinh tế với họ, cần phải nghĩ đến chiến lược trước tiên!" - người dùng yam bình luận.
"Thế là hết! Sau những lời này của Putin, chúng ta hãy quên "các hòn đảo phía Bắc" đi! Hãy quên quần đảo Takeshima (đang tranh chấp với Hàn Quốc - chú thích biên tập) đi! Quên đi cả quần đảo Senkaku (đang tranh chấp với Trung Quốc - chú thích biên tập)! Cả Thế vận hội nữa!" - nick intothe giận dữ đáp lại.
"Putin phải bảo vệ Hiến pháp của nước mình! Đó là nghĩa vụ của ông ta với tư cách là Tổng thống! Nhật Bản cần phải chấm dứt viện trợ kinh tế cho Nga và chấm dứt chính sách khiếp nhược trước Moskva của mình", người dùng kat tuyên bố.
"Hãy theo dõi tình hình một cách sát sao. Nga đang theo đuổi đường lối của mình một cách kiên định và nhất quán, không xa rời một bước nào. Không trả lại quần đảo gì hết! Chính phủ Nhật Bản và giới truyền thông đều đang đồn thổi về việc trả lại "các vùng lãnh thổ phía bắc" như một điều kiện để ký kết hiệp ước hòa bình. Hãy tỉnh táo lại! Hãy đánh giá tình hình thật tỉnh táo!" - nick ult kêu gọi.
"75 năm đã trôi qua kể từ sau chiến tranh. Người dân Nga đã sống trên "các hòn đảo phía Bắc" trong một thời gian dài. Không thể có chuyện trả lại Nhật Bản gì hết!", - người dùng mas nói thêm.
Quan hệ giữa Moskva và Tokyo trong nhiều năm khá ảm đạm do hai nước không có hiệp ước hòa bình, văn kiện mà hai nước cho đến giờ vẫn chưa ký kết được kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trở ngại chính vẫn là vấn đề sở hữu quần đảo Nam Kuril (các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và rặng Habomai) - Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này, viện dẫn đến Hiệp ước song phương về thương mại và biên giới năm 1855.