"Vào ngày đầu tiên nhậm chức, ngày 20 tháng 1, Tổng thống Joe Biden đã ký văn bản về việc Mỹ trở lại Thoả thuận Paris. Theo các điều khoản của hiệp định này, Mỹ hiện đã chính thức trở lại Thoả thuận Paris”, - tuyên bố cho biết.
Theo ông Antony Blinken, Washington sẽ đưa chủ đề biến đổi khí hậu vào các cuộc thảo luận song phương và đa phương quan trọng nhất ở tất cả các cấp.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói thêm: “Ứng phó với các nguy cơ đe dọa thực sự từ biến đổi khí hậu và lắng nghe các nhà khoa học là trọng tâm ưu tiên trong chính sách đối nội và đối ngoại của chúng tôi”.
Tuyên bố cho biết, điều đó là "quan trọng" đối với các vấn đề an ninh quốc gia, di cư, sức khỏe quốc tế, cũng như ngoại giao kinh tế và đàm phán thương mại.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva hoan nghênh Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris.
Thoả thuận Paris
Thoả thuận Paris về khí hậu, hiệp định khí hậu toàn cầu đầu tiên do hơn 190 nước ký kết vào tháng 12 năm 2015, dự trù kế hoạch hành động của thế giới nhằm hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu. Thỏa thuận không ngụ ý loại bỏ hoàn toàn các nhiên liệu khai khoáng. Tuy nhiên, tất cả các bên phải thực hiện biện pháp giảm phát thải thán khí, tái trang bị công nghệ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cần gia tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo trong cung cấp năng lượng.