Kết quả công trình được xuất bản trên tạp chí Báo cáo Khoa học (Scientific Reports).
"Những năm tháng đã mất"
Để tính toán, các nhà khoa học đã lấy dữ liệu về số người chết do COVID-19 ở 81 quốc gia. Sau đó, họ so sánh sự khác biệt giữa độ tuổi một người chết vì COVID-19 với tuổi thọ trung bình ở các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch.
Các chuyên gia đã sử dụng một phương pháp gọi là “Số năm sống bị mất do tử vong sớm” (YLL). Phương pháp này được sử dụng để ước tính số năm trung bình mà một người có thể sống nếu người đó không bị chết sớm.
“Trong tổng số 81 quốc gia, COVID-19 đã lấy đi 20.507.518 năm tuổi thọ - 16 năm cho mỗi ca tử vong”, - tiến sĩ Hector Arolas từ đại học Pompeu Fabra cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng nghiên cứu không tính đến số năm bị mất do các ca tử vong chỉ liên quan đến COVID-19 một cách gián tiếp.
Phân tích dữ liệu nghiên cứu của Daily Mail cho thấy Nepal là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới khi tính số năm sống bị mất do tử vong sớm vì COVID-19. Trung bình, người Nepal mất khoảng 26 năm cuộc đời. Trong số năm nước dẫn đầu còn có Đài Loan, Bolivia, El Salvador và Cộng hòa Dominica.
Các quốc gia như Bỉ, Đan Mạch, Luxembourg, Slovenia, Thụy Điển và Thụy Sĩ thì ngược lại, người dân nước này chỉ mất chưa đến 10 năm cuộc đời cho một ca tử vong do COVID-10.