Bây giờ hiện diện của con người trên sao Hỏa vẫn là chuyện khoa học viễn tưởng, «hành tinh màu Đỏ» quá xa xôi và rất nhiều bí ẩn. Tuy nhiên, như các nhà khoa học hy vọng, chính những sứ mệnh robot cuối cùng sẽ giúp biến các chuyến bay có người lái đến sao Hỏa trở thành hiện thực. Với câu hỏi, khi nào có thể tính đến sự xuất hiện của một căn cứ để con người có thể sinh sống ổn thoả trên hành tinh lân cận, ông Zubrin trả lời rằng điều này sẽ khả thi vào năm 2030.
Những kế hoạch đầy kỳ vọng
Trước đó, doanh nhân Mỹ kiêm chủ sở hữu công ty SpaceX Elon Musk đã công bố mục tiêu bắt đầu các chuyến bay có người lái lên sao Hỏa vào năm 2026, nhưng theo ý kiến của chuyên gia Zubrin, kế hoạch này sẽ phải điều chỉnh.
«Chắc là sẽ mất một khoảng thời gian nữa, cho đến năm 2030. Nhiều khả năng là vào năm 2026 hoặc 2028, Musk có thể gửi tàu Starship với các khối hàng hoặc «sứ giả robot» lên sao Hỏa và bắt đầu công trình xây dựng căn cứ tự động. Trước khi đưa con người lên đó, chúng ta cần có trạm động lực, hệ thống chắt lọc nhiên liệu từ oxy và nước trên sao Hỏa», - ông Zubrin nhấn mạnh.
Chuyên gia này coi kế hoạch của Musk - đưa một triệu người Trái đất lên sao Hỏa vào năm 2050 - là «đầy kỳ vọng».
«Nhưng vào thời điểm này chúng ta có thể gửi 1.000 người, họ sẽ tạo ra hạ tầng công-nông nghiệp trên sao Hỏa để có khả năng hỗ trợ nhiều người hơn. Càng nhiều người bay lên sao Hỏa và sinh ra trên sao Hỏa, chúng ta sẽ mở rộng càng nhanh quy mô hiện diện của nhân loại trên hành tinh này, chúng ta sẽ có đô thị triệu dân trên Sao Hoả vào khoảng năm 2070 hoặc nhiều hơn nữa vào năm 2100», - ông Zubrin nói với Sputnik.
Đề cập đến việc liệu có thể mong cuộc thám hiểm sao Hỏa thành công mà không cần trả giá bằng tổn thất về người, chuyên gia nhận xét:
«Sẽ luôn có rủi ro trong mọi công trình nghiên cứu khám phá, nhưng chẳng một kỳ tích vĩ đại nào có thể thành nếu như thiếu sự can đảm».
Đọc thêm: