Tác động của Metro số 1 lên không gian đô thị
Có thể nói Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là dự án trọng điểm của TP.HCM cũng như cả nước. Theo kế hoạch, trong năm 2020 tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến sẽ hoàn thành 85% khối lượng toàn dự án. Nghĩa là theo thiết kế của tuyến Bến Thành – Suối Tiên vào năm 2020, sẽ khả năng vận chuyển được 186.000 khách mỗi ngày, một năm sẽ vận chuyển được 620.000 khách và vào năm 2040 lên đến 1.020.000 hành khách.
Hơn nữa, với tốc độ tàu metro chạy từ 40 đến 60km/h trên lộ trình Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7 km chỉ mất khoảng 30 phút (cứ 5 phút có một chuyến xuất bến và tàu dừng ở mỗi ga bình quân 1,5 phút để đón và trả khách). Việc triển khai dự án tuyến metro số 1 sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển đô thị dọc theo tuyến đường. Tương lai, tuyến metro này có thể được kéo dài đến thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và đấu nối với tuyến đường sắt liên vùng đến thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Tuy nhiên, do dịch COVID -19 và một số vướng mắc chưa được tháo gỡ khiến dự án dự kiến chỉ đạt 81%. Nguyên nhân là do tình hình dịch làm gián đoạn nhập cảnh của các chuyên gia và nguồn cung vật liệu nhưng trên công trường các nhà thầu vẫn tăng tốc sớm đưa một số hạng mục về đích. Chia sẻ về vấn đề này, TS Phan Hữu Duy Quốc, Phó trưởng đại diện Tập đoàn Xây dựng Shimizu, đã đóng vai trò cầu nối quan trọng tại dự án trọng điểm quốc gia metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Người trở về Việt Nam sau 19 năm làm việc tại Nhật Bản cho biết:
“Dự án chậm trễ có nhiều lý do. Tuy nhiên chậm trễ không phải vì cá nhân, người quản lý dự án chậm hay ai đó cố tình làm sai”.
Trước mắt là việc chuẩn bị đầu tư, vốn ban đầu được xác định phê duyệt vượt thẩm quyền Thủ tướng nên phải rà soát lại. Thứ hai, về năng lực người làm quản lý dự án cũng chưa đủ mạnh để đẩy nhanh quá trình phê duyệt rà soát. Mặc dù họ có rất nhiều nhiệt huyết nhưng đối với những thứ họ chưa từng làm thì đây cũng là một trở ngại.
Metro số 1 là lý do “hồi hương” sau 19 năm ở Nhật
Ít ai biết rằng Tiến sĩ trẻ tuổi này từng là vận động viên vô địch Taekwondo ở nhiều giải đấu, ông Phan Hữu Duy Quốc thừa nhận không đủ dũng cảm để tiếp tục hoài bão trên con đường thể thao.
Trải qua 7 năm làm việc, TS Phan Hữu Duy Quốc là người nước ngoài đầu tiên được Tập đoàn Xây dựng Shimizu chọn làm nhân viên chính thức sau 210 năm lịch sử của tổ chức. Tiến sĩ chia sẻ, để được nhận vào nhân viên chính thức, trong quá trình làm việc, ông phải chủ động chứng tỏ năng lực thông qua các dự án thực tiễn lẫn hiệu quả về phát minh công nghệ. Đây không chỉ là sự thay đổi lớn của công ty mà còn là dấu hiệu cho thấy việc sẵn sàng quốc tế hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản, bởi lúc đó, lĩnh vực xây dựng vẫn là một ngành tương đối bảo thủ tại Nhật.
Sớm được tiếp cận rất nhiều công nghệ về xây dựng cũng như cách thức quản lý trong tập đoàn lớn, việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổng thể, việc phát triển công nghệ tiên tiến trong xây dựng, hay tiếp cận xây dựng công trình ngầm phức tạp trong đô thị. Ông Quốc cho biết, đây là những cơ hội dù ở lâu trong trường đại học cũng không thể tích lũy được.
Để vào biên chế Shimizu, năng suất làm việc của một người nước ngoài buộc phải ngang hàng thậm chí hơn người bản xứ. Ví dụ, người Nhật thường làm việc ngoài giờ khoảng 80-100 giờ/tháng, họ lao động rất chăm chỉ, thường làm cho xong việc chứ không làm hết giờ, ông Quốc chia sẻ:
“Mình “nhập gia tùy tục” nên cũng phải nỗ lực như thế”
Mặt khác, các công ty tại Nhật rất quan trọng vấn đề về thâm niên, dù đến sau nhưng Tiến sĩ Quốc đã luôn mạnh dạn đề xuất các nghiên cứu, công nghệ và cách làm mới. Ông mong muốn chứng minh cho họ thấy thâm niên không phải thứ duy nhất để đánh giá năng lực một kỹ sư. Tất nhiên, điều đó rất khó khăn trong một nền văn hóa mà mọi thứ đều chuẩn chỉ và theo trình tự như Nhật. Việc vượt qua văn hóa tôn trọng thâm niên để đề cao năng lực cá nhân là một thách thức rất lớn.
Khi được hỏi về việc Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có phải dự án phức tạp đầu tiên ông tham gia với vai trò điều phối và kỹ sư "cầu nối", ông Quốc cho biết:
“Ở Nhật tôi tham gia nhiều dự án xây dựng trong đô thị. Nhưng dự án metro số 1 chính là lý do tôi trở về nước sau 19 năm tu nghiệp ở Nhật Bản”.
Những khó khăn khiến dự án Metro số 1 rơi vào chậm trễ
Được tập đoàn cử về Việt Nam xúc tiến dự án metro và một số dự án khác trong vai trò điều phối và làm cầu nối. Ông cho biết tại thời điểm đó, khi được đương nhiệm vị trí kỹ sư chủ chốt, có 3 điều để tập đoàn tín nhiệm, đó là xây dựng được mạng lưới chuyên gia, đồng nghiệp trong giới xây dựng, nhuần nhuyễn về ngôn ngữ Nhật, Anh, Việt và nắm rõ chuyên môn kỹ thuật. Ông Quốc tự tin nguyên nhân khiến Tập đoàn lựa chọn mình:
“Tất nhiên kỹ sư giỏi kỹ thuật ở nước bản xứ rất nhiều, nhưng có thể họ còn thiếu về các mảng kỹ năng mềm mà tôi có thể đáp ứng. Chứ để nói chỉ giỏi về kỹ thuật thì có lẽ tôi khó cạnh tranh được với những kỹ sư Nhật”.
Ông Quốc cho biết khác biệt giữa Metro số 1 với những dự án mình từng tham gia chính là vấn đề sẵn sàng về công cụ, công nghệ vật liệu thì chưa hoàn toàn. Còn với công trình đô thị, độ phức tạp kỹ thuật đều tương tự như nhau. Về nhân lực, rất ít kỹ sư, công nhân có kinh nghiệm, hầu như họ chưa có trải nghiệm đối với các dự án tương tự, mà chưa trải qua thì chưa mường tượng được. Do đó, hiệu quả công việc cũng không đạt được như mong muốn hoặc thấp hơn.
Mặt khác, cũng có những cái khó trong xây dựng đô thị tại metro, ví dụ có rất nhiều chướng ngại vật hay nhiều công trình ngầm ở bên trong lòng đất mình không có bản đồ mà đến khi thi công mới gặp. Trước mắt là việc chuẩn bị đầu tư, vốn ban đầu được xác định phê duyệt vượt thẩm quyền Thủ tướng nên phải rà soát lại. Thứ hai, về năng lực người làm quản lý dự án cũng chưa đủ mạnh để đẩy nhanh quá trình phê duyệt rà soát. Mặc dù họ có rất nhiều nhiệt huyết nhưng đối với những thứ họ chưa từng làm thì đây cũng là một trở ngại.