"Kết quả tối đa"
Theo giáo sư Fuji ở Viện Nghiên cứu kinh tế, công nghiệp và thương mại thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản, nhà phân tích đầu ngành, người trước đây từng đảm nhiệm những vị trí cấp cao trong các cơ quan chính phủ Nhật Bản, hiệu quả của vắc xin Nga đã được xác nhận đạt mức 92 phần trăm.
"Căn cứ trên mọi yếu tố có lẽ nên xem xét việc sử dụng Sputnik V ở Nhật Bản về trung hạn. Cuộc chiến chống lại COVID-19 được cho là sẽ còn kéo dài, vì vậy nhiều chuyên gia đã bắt đầu lưu ý tầm quan trọng của việc kết hợp các biện pháp", - giáo sư viết.
Bài viết đã nhận được những phản ứng tích cực từ phía độc giả thông qua các bình luận.
“Tôi cho rằng Nga đã đạt được kết quả tối đa mặc dù ngân sách hạn hẹp”, - người dùng có nick Mqa viết.
"Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nga và Mỹ đã tăng cường thực hiện nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực chiến tranh vi trùng. Một trong những nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng nhất là phát triển vắc xin để bảo vệ quân đội nước mình. Do đó, Nga có rất nhiều know-how (bí quyết) trong lĩnh vực này", - nick Sie nhận định.
“Các sản phẩm của Nga không phải lúc nào cũng đáng tin tưởng, nhưng ngay cả trước khi có coronavirus Nga đã thực hiện các biện pháp chống lại căn bệnh viêm đường hô hấp cấp và các căn bệnh truyền nhiễm khác, vì vậy có lẽ Sputnik V có thể tin tưởng được”, - người dùng Rei bày tỏ ý kiến.
"Cần loại bỏ thành kiến - không quan trọng việc vắc xin được sản xuất ở đâu. Phải có bằng chứng khoa học và Nhật Bản nên thiết lập một hệ thống đánh giá vắc xin do các cơ quan nghiên cứu chính thức thực hiện", - nick Mas thúc giục.
"Nếu Nhật Bản không thể chấp thuận vắc xin AstraZeneca, còn có phương án khác là sản phẩm của Johnson & Johnson. Tôi nghĩ rằng cũng nên xem xét cả vắc xin của Nga", - nick Mta nói thêm.