Theo quan điểm của chuyên gia này, không thể nói rằng Bắc Triều Tiên phải đối mặt nghiêm trọng với vấn đề lây lan coronavirus.
«Thứ nhất, mặc dù chính thức không có coronavirus ở Bắc Triều Tiên, mỗi tuần họ đều báo cáo với WTO về số người «nghi mắc bệnh». Dù chúng ta không thể tin tưởng 100% vào những con số này, nhưng chúng vẫn có ý nghĩa, bởi Bắc Triều Tiên thông báo lượng người được xét nghiệm và lượng người nghi mắc coronavirus. Thứ hai, các chỉ số không thay đổi đột ngột, tức là không có chuyện con số này tăng đột biến, không bùng phát dịch», - chuyên gia nói.
GS Shin Yong-jung bổ sung thêm rằng Bắc Triều Tiên đã áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nhất thế giới để chống coronavirus, đôi khi đến mức «kỳ quặc», ngăn chặn không chỉ việc di chuyển mà còn cả phong toả khâu nhập khẩu hàng hóa. Nhưng theo nhận xét của chuyên gia, luận cứ chính là toàn bộ những sự kiện đại chúng diễn ra ở CHDCND Triều Tiên gần đây đều không ai đeo khẩu trang.
«Trong hàng loạt sự kiện gần đây với sự tham gia của đích thân ông Kim Jong-un, những người hiện diện đều không đeo khẩu trang... Những sự kiện này được truyền hình trực tiếp, và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đọc diễn văn. Điều này cho thấy rằng ở Bắc Triều Tiên nếu có coronavirus cũng là không lây lan rộng và đến mức độ nào đó thì được kiểm soát chặt».
Theo ý kiến của GS Shin Yong-jung, ban đầu việc chính thức không có bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Triều Tiên có thể đơn giản là do nước này không có điều kiện tiến hành xét nghiệm, không có bộ dụng cụ test, còn bây giờ Bắc Triều Tiên thấy thông báo số người nhiễm bệnh là vô nghĩa...
«Mới gần đây, khoảng từ tháng 8 đến tháng 9, ở Bắc Triều Tiên bắt đầu kiểm tra mỗi tháng khoảng 1.500 người. Nhưng bây giờ họ cho rằng báo cáo số người mắc bệnh là chuyện không cần thiết. Chẳng có gì thay đổi lắm, bởi họ kiểm soát được tình hình», - chuyên gia Shin Yong-jung giải thích.
Đọc thêm: