Việt Nam tiếp tục dập dịch cương quyết, hiệu quả

© Ảnh : Khiếu Tư -TTXVNBệnh viện Đa khoa Thị xã Bỉm Sơn luôn duy trì công tác khai báo y tế, sàng lọc, phân luồng đối với tất cả bệnh nhân, người nhà, khách thăm...
Bệnh viện Đa khoa Thị xã Bỉm Sơn luôn duy trì công tác khai báo y tế, sàng lọc, phân luồng đối với tất cả bệnh nhân, người nhà, khách thăm... - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Đăng ký
“Thực tế cho thấy phương án dập dịch cương quyết của Việt Nam là hiệu quả”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Ổ dịch thứ 6 ở Hải Dương; Hải Phòng thực hiện giãn cách xã hội; chủng mới xuất hiện tại Việt Nam; Bộ Y tế công bố 11 nhóm được ưu tiên tiêm vắc – xin phòng COVID-19;…Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam tại thời điểm này khá phức tạp, nhưng vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt. Với 2401 ca nhiễm trong hơn một năm dịch, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chống dịch hiệu quả nhất.

Phóng viên Sputnik đã phỏng vấn ông Hồng Long - chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam, PGS-TS Hoàng Giang về tình hình dịch COVID-19 và cuộc chiến chống dịch tại thời điểm hiện tại.

Ổ dịch thứ 6 ở Hải Dương - đám cháy đã được khoanh vùng

Trả lời câu hỏi Sputnik quan tâm về ổ dịch thứ 6 ở Hải Dương, chuyên gia Hồng Long nói:

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Hải Dương đã hoàn toàn làm chủ các “điểm nóng” Covid-19
- Ổ dịch thứ 6 ở Hải Dương tại xã Kim Liên, huyện Kim Thành xuất phát từ một ca dương tính vốn là F1 lây nhiễm từ F0 làm việc tại Công ty KURODA KAGARU ở Khu công nghiệp Phúc Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Hiện nay, đã phát hiện thêm 3 ca dương tính đều là F1 tại thôn Lương Xá Nam, xã Kim Liên, huyện Kim Thành. Xã Kim Liên hiện đã được phong tỏa theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1-4-2020. Toàn bộ cư dân xã này đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 nhằm phát hiện các F0 mới để đưa đi điều trị. Theo quy tắc phân vùng dịch tễ thì đây là những ca lây nhiễm trong nội bộ tỉnh Hải Dương sau khi toàn tỉnh đã được phong tỏa và không có nguy cơ lây nhiễm sang các tỉnh khác. Nó giống như một đám cháy khi đã được khoanh vùng bằng các làn ranh cản lửa thì sẽ không thể “cháy lan” sang các khu vực lân cận.

Mặc dù vậy, tình hình dịch COVID-19 ở Hải Dương vẫn còn có thể diễn biến phức tạp do chưa truy vết tận cùng nên chưa thể kiểm soát hết các nguồn lây nhiễm trong tỉnh.

© Ảnh : Mạnh Minh- TTXVNNgày 24/2, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, dự kiến sẽ lấy khoảng trên 800 mẫu xét nghiệm.
Việt Nam tiếp tục dập dịch cương quyết, hiệu quả - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Ngày 24/2, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, dự kiến sẽ lấy khoảng trên 800 mẫu xét nghiệm.

Chủng B.1.1.7 tại Hải Dương – nguy cơ thế nào?

Theo chuyên gia Hồng Long, các nhà virus học và dịch tễ học Việt Nam đã xác định chủng virus gây ra vụ dịch ở Hải Dương là biến chủng Anh quốc có ký hiệu B.1.1.7. Biến chủng này có thể lây lan dịch bệnh cao hơn tới 70% so với chủng virus SARS-COV-2 ban đầu. Có nghĩa là nếu một người mang chủng virus cũ chỉ có thể lây cho 2 đến 3 người trong thời gian toàn phát 14 ngày thì chủng mới này có thể lây lan cho từ 4 đến 7 người ngay cả trong thời gian ủ bệnh dưới 14 ngày.

Các mẫu xét nghiệm Covid-19 của người dân từ Hải Dương trở về Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Việt Nam phát hiện 4 biến chủng virus SARS-CoV-2, tình hình ở Hải Dương ‘rất phức tạp’

Điều quan trọng là chủng B.1.1.7 hầu như không gây triệu chứng điển hình có thể phát hiện bằng trực quan như ho, sốt, khó thở .v.v… Nói tóm lại là những người nhiễm SARS-COV-2 biến chủng B.1.1.7 sẽ có rất ít triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện ca bệnh sẽ khó khăn hơn vì chỉ có thể nhờ  truy vết các Fn cũng như trông chờ vào xét nghiệm. Đặc biệt là việc truy vết Fn phải được đẩy tốc độ lên cao để vượt qua tốc độ lây lan của virus.

Mặc dầu vậy, nguy cơ của các ổ dịch ở Hải Dương hiện nay vẫn chỉ ở mức thấp vì mấy nguyên nhân sau đây:

- Mặc dù ổ dịch POYUN, Chí Linh được phát hiện muộn nhưng nguồn gốc lây lan ban đầu chỉ hầu như gói gọn trong các nhà xưởng của Công ty POYUN tại Chí Linh và những người trong gia đình họ cùng hàng xóm láng giềng nên khả năng lây lan rộng là thấp hơn nhiều so với ổ dịch Đà Nẵng vốn phát sinh từ các bệnh viện là những nơi “tứ xứ quần cư” cũng như có liên kết xã hội với rất nhiều cộng đồng dân cư khác. Ổ dịch Cẩm Giàng tương tự như ổ dịch Chí Linh; cũng khởi phát từ các khu công nghiệp, nhà xưởng nên mức độ tán phát cũng hạn chế hơn các nơi khác.

- Điều đáng ngại là đợt dịch này xảy ra vào đúng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, người dân di chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau ở trong và ngoài tỉnh nên nguy cơ lây lan ra bên ngoài ổ dịch rất lớn. Tuy nhiên, khác với các thời điểm đầu tháng 3-2020 và cuối tháng 7-2020, nhờ năng lực xét nghiệm được tăng cường cũng như những kinh nghiệm phát hiện sớm, khoanh vùng gọn, kiểm soát chặt nên những tỉnh có nguồn lây từ Hải Dương và Quảng Ninh đã được cảnh báo sớm và kiểm soát chặt, dập dịch nhanh. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh một cách cứng rắn của Chính phủ Việt Nam vẫn phát huy hiệu quả và thậm chí còn đạt được hiệu quả lớn hơn khi khoanh vùng dập dịch gọn hơn, có trọng tâm trọng điểm hơn; đồng thời vẫn duy trì được giao thương hàng hóa, không để hoạt động kinh doanh, thương mại bị gián đoạn.

Vì sao Hải Phòng cần thắt chặt kiểm soát dịch?

Chia sẻ với Sputnik thông tin về tình hình kiểm soát dịch bệnh tại Hải Phòng, chuyên gia Hồng Long nhấn mạnh:

-  Trước hết cần nói rõ rằng, Hải Phòng chỉ giãn cách xã hội “cứng” đối với các địa điểm có F0 gồm thôn Lôi Động, xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên (quê nhà của F0), Bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng (nơi F0 làm việc) và một địa điểm khác chứ không phải cách ly, phong tỏa toàn bộ thành phố như Đà Nẵng đã làm. Sở dĩ Hải Phòng phải kiểm soát dịch bệnh sớm hơn vì hai nguyên nhân:

Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân về từ vùng dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Nhiều lãnh đạo ở các huyện thuộc Hải Dương bị phê bình vì lơ là chống dịch Covid-19

Thứ nhất, Hải Phòng là cửa ngõ giao thương đường biển lớn nhất của các tỉnh phía Bắc, có tầm quan trọng ngang với Đà Nẵng ở miền Trung và TP Hồ Chí Minh ở Nam Bộ. Nếu thành phố này bị phong tỏa toàn diện thì sẽ ảnh hưởng thiệt hại rất lớn đến kinh tế Việt Nam và nhiều lĩnh vực khác.

Thứ hai, vì là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, người dân Hải Phòng có mối giao tiếp rất rộng lớn trên phạm vi cả nước cũng như người dân cả nước cũng có số lượng giao thiệp rất lớn với hải Phòng. Vì vậy, việc kiểm soát dịch tế ở Hải Phòng được thắt chặt là điều rất cần thiết trong lúc này.

Thứ ba, Hải Phòng là một trong ba mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên nếu để dịch bùng phát lớn ở Hải Phòng thì thiệt hại không những sẽ rất lớn mà còn có thể để lại nhiều hậu quả tai hại về sau. Vì vậy, ngay sau khi các địa phương lân cận là Hải Dương và Quảng Ninh xuất hiện những ổ dịch lớn, chính quyền thành phố hải Phòng đã có ngay những biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc giao lưu dân sự, giao thông và giao thương của thành phố. Thậm chí còn đi trước các khuyến cáo của Chính phủ và Bộ Y tế.

Truy vết ca tử vong của người Nhật tại Hà Nội vẫn tiếp tục

Trả lời câu hỏi của phóng viên Sputnik về việc truy vết ca bệnh nhân người Nhật số hiệu #2229, chuyên gia Hồng Long nói:

Việc truy vết này đang gặp nhiều khó khăn vì những nguyên nhân sau:

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Bô trưởng Bộ Y tế: 'Chuyên gia nước ngoài và người nhập cảnh có thể là ‘mầm bệnh’ của Covid-19 chủng mới'

- Trước hết, mặc dù được ghi nhận là một ca bệnh nhưng bệnh nhân chưa nhập viện điều trị. Do đó, các yếu tố dịch bệnh cơ bản như các mẫu bệnh phẩm, các kết quả xét nghiệm đều rất thiếu trừ kết quả xét nghiệm virus SARS-COV-2. Cho đến nay, việc xét nghiệm để xác định nguyên nhân tử vong cũng chưa cho kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân 2229 tử vong vì bệnh nền hoặc nguyên nhân khác thì bệnh nhân này sẽ không được xác định là tử vong do CODID-19 mặc dù có nhiễm SARS-COV-2. Năm 2020, ở Việt Nam đã từng có 4 trường hợp điều trị khỏi COVID-19, nhưng sau đó đã tử vong vì các bệnh nền mãn tính, nguy hiểm. Trong đó, CODID-19 chỉ là yếu tố có tính “xúc tác”. chứ không phải là nguyên nhân chính.

- Thứ hai, vì bệnh nhân 2229 được phát hiện nhiễm SARS-COV-2 sau khi đã tử vong bên việc thu thập thông tin dịch tễ rất khó khăn. Hiện mới chỉ xác định được những F0 tiếp xúc gần thông qua sự tự nguyện khai báo. Vì vậy, chính quyền Thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục khuyến cáo những người đã lui tới những địa điểm mà bệnh nhân 2229 từng có mặt cần khai báo y tế để có biện pháp phòng ngừa cho cộng đồng và cho chính bản thân họ.

Ai sẽ được tiêm vắc-xin trước?

Theo nguồn tin của Sputnik, dự kiến, ngày 28-2 tới Việt Nam sẽ có lô vắc-xin đầu tiên bao gồm 204 nghìn liều. Ai sẽ được ưu tiên tiêm trước?

Đồng chí Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu đáp từ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Việt Nam tuyên bố không thiếu vaccine Covid-19 để tiêm cho dân
Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Xuân Tuyên đã ký ban hành bản hướng dẫn thông báo chính thức về 11 diện đối tượng sẽ được tiêm vắc-xin phòng chống COVID-19 đầu tiên.

Theo đó, các nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vắc xin cung cấp hạn chế tại Việt Nam, bao gồm:

  • Nhân viên y tế.
  • Nhân viên tham gia phòng chống dịch (Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên...).
  • Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
  • Lực lượng quân đội.
  • Lực lượng công an.
  • Giáo viên.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...
  • Những người mắc các bệnh mãn tính.
  • Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
  • Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Dự kiến lộ trình sử dụng vắc xin theo tiến độ:

COVAX dự kiến cung ứng cho Việt Nam 4.886.600 liều (25-35% trong Quý I/2021 và 65-75% trong Quý II/2021).

Việt Nam tiếp tục chống dịch hiệu quả

Qua công tác phòng chống dịch một năm qua, Việt Nam này càng rút được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phát hiện nguồn lây, truy vết các F, khoanh vùng phong tỏa và kiểm soát nghiêm ngặt nhưng không cứng nhắc, tràn lan, nhằm bảo đảm đời sống bình thường cho người dân ở mức tối đa có thể. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào ý thức của người dân trong tuân thủ các quy định phòng dịch mà quan trọng nhất là thực hiện “biện pháp 5K”.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNGiấy thông báo bên ngoài cổng chùa tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch COVID-19.
Việt Nam tiếp tục dập dịch cương quyết, hiệu quả - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Giấy thông báo bên ngoài cổng chùa tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch COVID-19.
“Sau hơn 1 năm dịch Covid hoành hành trên thế giới và ở Việt Nam, y tế cộng đồng ở Việt Nam vẫn thiên về giải pháp an toàn. Một mặt là do năng lực y tế, mặt khác kinh tế còn chưa đủ mạnh.
Trong năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn đạt mức cao so với mức trung bình trên thế giới. Thực tế cho thấy phương án dập dịch cương quyết của Việt Nam là hiệu quả”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала