Khi trả lời câu hỏi về tác động của việc đào coin hiện nay đối với môi trường sinh thái, ông Bokarev nói: “Dấu vết ảnh hưởng đến khí hậu của hoạt động đào Bitcoin là từ 37 đến 70 triệu tấn carbon dioxide".
“Có thể giảm lượng phát thải CO2 (khí carbonic) từ hoạt động đào coin bằng cách sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng hoặc nguồn năng lượng "xanh". Các giao dịch chuyển coin trên mạng thực chất tốn điện hơn nhiều so với các phương thức chuyển tiền khác. Tuy nhiên... điều quan trọng cần tính đến không phải là nhu cầu về năng lượng điện để đào coin, mà là toàn bộ tác động của nó đến khí hậu. Hoạt động của toàn bộ ngành ngân hàng không chỉ giới hạn ở các giao dịch thẻ và phải được đánh giá một cách toàn diện", - ông nói.
Theo Bokarev, mức tiêu thụ năng lượng điện trên toàn cầu để khai thác Bitcoin nằm trong khoảng 75-125 tỷ kWh mỗi năm.
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục
Hôm Chủ nhật tuần trước, giá Bitcoin lại tiếp tục phá kỷ lục, đạt mức 58.352 USD, sau đó giảm mạnh vào thứ Hai, xuống dưới mốc tâm lý là 50.000 USD và dừng ở mức 44.892 USD. Như vậy tính từ mức giá cao nhất thì tỷ lệ giảm là 23%. Trước đó, giá Bitcoin đã tăng trong bốn tuần liên tiếp, bắt đầu từ cuối tháng 1. Trong thời gian này, đồng Bitcoin đã tăng giá 1,7 lần - lên tới 56 nghìn USD so với mức gần 32 nghìn USD một tháng trước đó.