Ai đã vượt qua Việt Nam vào năm 2020?

© Depositphotos.comHoàng thành Huế
Hoàng thành Huế - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Đăng ký
Các nhà kinh tế phân tích kết quả năm 2020, mà các tổ chức tài chính hàng đầu coi là năm khó khăn nhất đối với nền kinh tế thế giới kể từ Đại suy thoái những năm 1930. Trong khi đó, Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và được gọi là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất vào năm 2020.

Nhìn lại bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2020

Hãy cùng nhìn lại bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 được trình bày trong tài liệu toàn diện nhất - báo cáo "Hiện trạng và triển vọng của nền kinh tế thế giới năm 2021" do Hội nghị Kinh tế và Xã hội LHQ biên soạn trong kết hợp với UNCTAD (Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Về Thương Mại Và Phát Triển) và năm ủy ban khu vực. Báo cáo cung cấp thông tin về mức tăng trưởng GDP của 180 nền kinh tế trên thế giới từ năm 2013 đến năm 2020 và đưa ra dự báo cho năm 2021–2022. Mặc dù dữ liệu của Liên hợp quốc khác một chút so với dữ liệu của IMF hoặc Ngân hàng Thế giới, nhưng, bức tranh tổng thể là rất rõ ràng.

Một nhân viên làm việc  ở  nhà máy sản xuất lốp xe thuộc Tập đoàn lốp xe Tianjin Wanda ở Hình Đài - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Dự báo những vấn đề mới đối với nền kinh tế toàn cầu

Trong tất cả các khu vực trên thế giới đã ghi nhận sự suy giảm kinh tế. Nam Mỹ và Nam Á có vẻ tồi tệ nhất, với mức trung bình của hai khu vực là âm 8% và âm 8,6%. Mức giảm kỷ lục được ghi nhận ở Venezuela - âm 30% và Maldives - âm 20,4%. Tình hình EU chỉ tốt hơn một chút - âm 7,8%. Các chỉ số tồi tệ nhất là ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19: Ý - âm 10,2%, Tây Ban Nha - âm 11,8%, Anh - âm 9,5%. Và nền kinh tế khu vực Đông Á là ổn định nhất: đây là khu vực duy nhất trên thế giới đạt được mức tăng trưởng dương dù chỉ ở mức tối thiểu - 1%.

Trong tổng số 180 nền kinh tế, chỉ có 17 nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP dương, và Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách này. Quốc gia giữ kỷ lục tuyệt đối là Guyana, nước nhỏ ở Nam Mỹ nằm trên Đại Tây Dương. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, Guyana đạt mức tăng trưởng GDP là 30,9%. Kết quả này đạt được nhờ việc phát hiện các mỏ dầu lớn tại đây vào năm 2019  mà các ông lớn sản xuất dầu trên thế giới rất quan tâm. Nhờ việc bán "vàng đen" các chỉ số kinh tế của đất nước này tăng vọt. Turkmenistan đứng thứ hai với 5,6%, tiếp theo là Bangladesh với 4,3% và Ai Cập với 3,5%. Trong bảng của LHQ, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 3,4%, tức là cao hơn 1% so với Trung Quốc. Trong danh sách các quốc gia với mức tăng trưởng GDP dương có thêm năm quốc gia châu Phi, hai quốc gia Trung Á, Đài Loan và ba quốc gia Đông Nam Á.

Trong 90% nền kinh tế còn lại với mức tăng trưởng âm cũng có những kỷ lục gia. Đây là những quốc gia đang trải qua xung đột nội bộ, chẳng hạn như Libya, nơi nền kinh tế suy giảm 68,9%, hoặc các quốc gia mà nguồn thu ngân sách chính được cung cấp bởi một ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và các biện pháp cách ly, phong tỏa do nó gây ra. Sự sụp đổ của ngành du lịch toàn cầu đã tạo ra tình trạng khẩn cấp tại nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ như Maldives và Fiji, nơi GDP giảm khoảng 20%. Tại đặc khu hành chính của Trung Quốc - Ma Cao, nền kinh tế dựa trên cờ bạc cho thấy sự sụt giảm kỷ lục 52,3%.

Trong top 10 ASEAN, Việt Nam dẫn đầu 4 nước có mức tăng trưởng GDP dương: Myanmar 2,3%, Brunei 1,2% và Lào 0,5%. Còn các thành viên lâu năm nhất và giàu nhất của Hiệp hội ASEAN có kết quả không tốt: Indonesia - âm 1,6%, Malaysia – âm 4,8%, Singapore và Thái Lan – âm 6,5%, và Philippines – âm 8,8%.

Người thắng va kẻ thua

Theo quan điểm của ông Alexandr Rogozhin, Phó Ban nghiên cứu các vấn đề kinh tế-xã hội tại Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), nguyên nhân chính gây ra những khác biệt như vậy là như sau: “Các quốc gia sở hữu bộ máy nhà nước có thẩm quyền hành động tích cực để đảm bảo sự tương tác giữa các cấp chính quyền khác nhau đã đạt được kết quả tốt hơn trong việc ứng phó với các mối đe dọa. Còn các quốc gia mà các nhà lãnh đạo chạy theo những lợi ích kinh tế ngắn hạn đã trì hoãn việc áp dụng các biện pháp hạn chế để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế và chính trị trong dài hạn". Thành công rực rỡ của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch đã giúp ngăn chặn xu thế tăng trưởng kinh tế âm, kết quả này đã đạt được nhờ hành động nhanh chóng và phối hợp của các cấp chính quyền, áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp đó. Ở những nước khác, đại dịch đã phơi bày sự yếu kém của chính phủ trong khủng hoảng.

Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2020
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
TS Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho biết: “Sự suy giảm mạnh về tăng trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế ở phần lớn các quốc gia không chỉ do đại dịch gây ra. Nền kinh tế thế giới phát triển theo chu kỳ, một chu kỳ kéo dài khoảng một thập kỷ. Một chu kỳ như vậy kết thúc vào cuối những năm 10 của thế kỷ XXI, tức là hoạt động kinh tế suy giảm. Vào đầu thập kỷ thứ ba sẽ bắt đầu giai đoạn tăng trưởng, các quốc gia sẽ phục hồi sau cuộc khủng hoảng coronavirus. Mức sụt giảm càng sâu, thì mức tăng trưởng sẽ càng cao để tình hình ổn định lại".

LHQ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 nhiều khả năng sẽ đạt 7,8%. Các nhà chức trách Việt Nam đưa ra dự báo thận trọng hơn - 6,8%. Việt Nam có tất cả các điều kiện tiên quyết để thực hiện kế hoạch này: dịch chuyển nhiều doanh nghiệp khỏi Trung Quốc, đẩy nhanh dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển sang Việt Nam, số hóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, nhà nước muốn đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, và dân số trẻ năng động.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала