Tại Hàn Quốc, vắc-xin AstraZeneca dẫn đến 2 trường hợp tử vong

© REUTERS / Jung Yeon-je / Pool Y tá với vắc xin AstraZeneca ở Seoul.
Y tá với vắc xin AstraZeneca ở Seoul. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Đăng ký
Ở Hàn Quốc, hai người đã tử vong do tiêm vắc xin chống COVID-19. Họ đã được tiêm chủng bằng vắc xin AstraZeneca.

Theo số liệu tính đến ngày 3 tháng 3, trong số 85.904 người được tiêm vắc xin AstraZeneca, 203 người có các triệu chứng nhẹ thông thường (nhức đầu, sốt, buồn nôn, nôn, v.v.), và 3 người có dấu hiệu nghi ngờ sốc phản vệ. Trong vòng hai giờ sau khi tiêm chủng, những người này có triệu chứng khó thở, phát ban dị ứng và các biểu hiện khác, tuy nhiên, vẫn chưa xác nhận mối liên hệ nguyên nhân - hậu quả với việc tiêm chủng, kết quả xác minh sẽ được công bố khi hoàn tất công việc điều tra. Hai người đã được ra viện, một người vẫn đang được theo dõi nội trú.

Vắc xin AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Thêm một nước nữa quyết định sẽ không tiêm vắc xin AstraZeneca cho người cao tuổi

Trong số 1.524 người được tiêm chủng vắc xin Pfizer, hiện thời chỉ có một trường hợp phản ứng có hại mức độ nhẹ.

Mặc dù có 2 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, chính quyền vẫn khuyến cáo nên tiêm vắc-xin cho những người mắc bệnh mãn tính.

Như lưu ý của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Jung Eungyeon trong cuộc họp: tất cả những người mang bệnh mãn tính đều thuộc nhóm nguy cơ cao, vì vậy việc tiêm phòng là cần thiết đối với họ.

© REUTERS / Heo RanNhân viên viện dưỡng lão được tiêm vắc xin AstraZeneca ở Seoul, Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc, vắc-xin AstraZeneca dẫn đến 2 trường hợp tử vong - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Nhân viên viện dưỡng lão được tiêm vắc xin AstraZeneca ở Seoul, Hàn Quốc.
“Kết quả của các nghiên cứu lâm sàng xác nhận hiệu quả tương tự của đáp ứng miễn dịch và sự an toàn cho cả những người không mắc bệnh tương đồng  với những người mắc bệnh. Và vì vắc-xin COVID-19 chúng tôi đang sử dụng  không phải là vắc-xin sống, tức là chúng không chứa vi-rút sống đã bị suy yếu, nên chúng tôi khuyến nghị sử dụng chúng cho những người bị suy giảm miễn dịch”, - Jung nói.
Nhân viên khử trùng trước một hiệu thuốc ở Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2020
Hàn Quốc đồng ý mua vắc xin từ AstraZeneca

 Bà lưu ý rằng trong các bệnh viện có nhiều người cao tuổi cần chăm sóc dài hạn đã nội trú rất lâu, trong quá trình khám sơ bộ trước khi tiêm chủng, họ được khuyến cáo cần đặc biệt chú  trọng. Trong trường hợp suy giảm nhận thức, sốt hoặc các  biểu hiện y tế khác, có thể hoãn lại việc tiêm chủng. Để bảo vệ bản thân khỏi các phản ứng bất lợi cấp tính có thể xảy ra, người tiêm vắc xin nên đến tiêm chủng vào ngày họ cảm thấy khỏe, trong khi xếp hàng chờ đợi cần uống đủ nước và thông báo cho đội ngũ y tế về các bệnh mãn tính họ đang mắc.

Các tác dụng phụ có thể liên quan đến điều gì?

Như Jeong Jaehun, giáo sư Khoa Y tế dự phòng tại Bệnh viện Kiel thuộc Gachon University Gil Medical Center lưu ý trên trang Facebook riêng: các tác dụng phụ quan sát được sau khi tiêm chủng có thể  xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên khác, chúng cực kỳ hiếm, vì vậy rất khó thiết lập mối liên hệ với vắc xin. Đồng thời, dữ liệu từ Quỹ Bảo hiểm Y tế Hàn Quốc trong thời kỳ từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 6 năm 2020 về sốc phản vệ, hội chứng Guillain-Barré và các phản ứng dị ứng tự nhiên khác của cơ thể giúp cho phép dự đoán tần suất xuất hiện của chúng trong năm nay.

Ví dụ, sốc phản vệ, phản ứng phụ mà người ta sợ nhất  khi tiêm chủng, vào năm 2021 ở Hàn Quốc, trung bình một tháng sẽ ghi nhận 4,72 trường hợp trên 100 nghìn người. Tuy nhiên, đây là bệnh theo mùa và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường xảy ra hơn vào mùa hè.

Bệnh viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2020
RDIF thảo luận việc sản xuất vắc xin Sputnik V ở Hàn Quốc

Theo lời giáo sư, cho đến nay số trường hợp nghi ngờ phản ứng có hại từ vắc-xin đều nằm trong chỉ số dự đoán, điều này có thể cho thấy không có mối liên hệ trực tiếp nào với chiến dịch vắc-xin ngừa COVID-19. Hiện giờ nhóm người ở các trung tâm chăm sóc dài hạn (thường là người già hoặc bệnh nặng) được ưu tiên tiêm vắc xin, vì vậy việc họ tử vong sớm sau khi tiêm phòng rất có thể không phải do phản ứng bất lợi với vắc xin.  

Đồng thời, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (Korean Medical Association) DaeZip Choi, trong bài viết của mình đã kêu gọi Tổng thống Moon Jae-in trực tiếp tiêm vắc xin phòng COVID-19 càng sớm càng tốt để người dân bớt mối  lo ngại về việc tiêm chủng. Như Chủ tịch Hiệp hội cho biết: những ca tử vong mới nhất có thể được đưa vào danh mục "những ca tử vong liên quan đến tiêm chủng" (bao gồm, ví dụ, khung thời gian), nhưng điều này về cơ bản, khác với "những ca tử vong do tiêm chủng". Và nếu việc lãnh đạo nhà nước tiêm chủng đầu tiên, trong khi có những nhóm nguy cơ cao hơn, là không chính đáng, mặt khác, để trấn an công chúng về tính an toàn của các loại vắc-xin đã được phê duyệt ở Hàn Quốc, thì việc đó là hữu ích. Vì Tổng thống Moon đã hơn 65 tuổi, nên ông không thể tiêm vắc xin AstraZeneca, nhưng ông có thể tiêm vắc xin Pfizer vào ngày mai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала