"Myanmar tiếp tục phải đối mặt với những thách thức nhân đạo sâu sắc, gần một triệu người đang cần nhận được một số hình thức hỗ trợ nhân đạo. Trong năm 2021, kế hoạch ứng phó nhân đạo đã yêu cầu 276 triệu USD để đáp ứng nhu cầu quan trọng của 945.000 người Myanmar bị ảnh hưởng xung đột", - ông Swanson nói.
Theo ông, đại dịch coronavirus đã khiến hoàn cảnh người dân trở nên tồi tệ hơn trong điều kiện khủng hoảng nhân đạo.
Tiêm chủng ở Myanmar
Ngoài ra, đại diện Liên Hợp Quốc tại khu vực David Swanson lưu ý rằng việc tiêm vắc xin phòng coronavirus nên được ưu tiên ở Myanmar, nơi mà chính phủ quân sự lên nắm quyền từ ngày 1 tháng 2, nơi đụng độ giữa lực lượng an ninh và những người chống đối quân đội xảy ra hàng ngày.
Theo đại diện LHQ, chiến dịch tiêm chủng ở Myanmar đang "bị đe dọa". Ông lưu ý rằng nếu không có đủ số lượng xét nghiệm, người dân không tuân thủ các biện pháp cách ly, không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế hiện đại và tiếp tục chiến dịch tiêm chủng, thì hậu quả lây lan COVID-19, mức độ bệnh tật và tử vong do đại dịch sẽ là "đáng kể".