Hà Nội: Xét xử phúc thẩm vụ án đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng Tâm

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNCác bị cáo tại phiên xét xử.
Các bị cáo tại phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Đăng ký
Thay vì kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo Lê Đình Công (57 tuổi, con trai ông Lê Đình Kình) đã thay đổi kháng cáo, kêu oan tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Sáng 8/3, Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 6 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 8/3 đến hết ngày 10/3/2021).

Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Phúc thẩm vụ án Đồng Tâm: Liệu các con của ông Lê Đình Kình có được giảm án?

Trước đó, sau khi phiên tòa sơ thẩm xét xử, tuyên án đối với 29 bị cáo trong vụ án này, TAND thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của 5 bị cáo, gồm: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến và Bùi Thị Nối.

Trong đơn kháng cáo, 5 bị cáo cho rằng mức hình phạt mà Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo là nặng, đồng thời đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét các tình tiết trong vụ án nhằm giảm nhẹ hình phạt cho 5 bị cáo. Riêng bị cáo Bùi Thị Nối (bị tuyên phạt 6 năm tù về tội chống người thi hành công vụ) không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm nên đã có đơn kháng cáo đề nghị HĐXX xem xét lại cho mình.

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án này, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên phạt về cùng tội “Giết người” đối với 5 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức lĩnh án tử hình; Lê Đình Doanh bị phạt tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Bùi Viết Hiểu tại phiên xét xử.
Hà Nội: Xét xử phúc thẩm vụ án đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng Tâm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Bị cáo Bùi Viết Hiểu tại phiên xét xử.

Liên quan đến vụ án này, bị cáo Nguyễn Văn Tuyển cũng bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “Giết người”, nhưng bị cáo Tuyển không kháng cáo và cũng không bị kháng nghị. 23 bị cáo còn lại tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 15 tháng tù (cho hưởng án treo) đến 6 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Các bị cáo nghe tòa tuyên án. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2020
Dư luận về việc Việt Nam xử vụ Đồng Tâm: Bản án nghiêm minh, lương tâm thức tỉnh

Theo bản án sơ thẩm, đầu tháng 1/2020, khi biết lực lượng Công an thành phố Hà Nội sẽ về xã Đồng Tâm, bị cáo Lê Đình Kình đã cùng nhiều đối tượng tổ chức họp tại nhà vào các ngày 6, 7 và 8/1/2020 để chỉ đạo chống đối, sát hại lực lượng công an.

Rạng sáng 9/1/2020, khi lực lượng công an đến chốt tại cổng thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch thì Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động. Các đối tượng liên quan lập tức dùng gạch, đá, bom xăng, dao bầu tấn công lực lượng công an, khiến cho 3 cán bộ, chiến sĩ công an Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân bị rơi xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình. Lúc đó, Lê Đình Chức bảo Lê Đình Doanh đổ xăng từ can ra chậu để đổ xuống hố, nơi 3 chiến sĩ rơi xuống khiến 3 nạn nhân bị tử vong do ngạt khí và bị thiêu cháy.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNCảnh sát dẫn giải các bị cáo vào phiên xét xử.
Hà Nội: Xét xử phúc thẩm vụ án đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng Tâm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Cảnh sát dẫn giải các bị cáo vào phiên xét xử.

Bản án sơ thẩm nhận định, đây là vụ án hình sự nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bất chấp pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước, ngang nhiên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước và chính quyền địa phương, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, đặc biệt là những người đang thi hành công vụ.

Bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo, kêu oan

Trong vụ án này, Lê Đình Công được xác định là chủ mưu cầm đầu, thường xuyên hô hào việc giết công an và còn phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác. Bị cáo trực tiếp ném bom xăng, lựu đạn về phía công an nên có vị trí, vai trò cao nhất. Mặc dù bị cáo Lê Đình Công đã thành khẩn khai báo, nhưng cần loại bỏ vĩnh viễn để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Cảnh sát dẫn giải các bị cáo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2020
Vụ án Đồng Tâm: Việt Nam tuyên tử hình hai con trai ông Lê Đình Kình

Là người đầu tiên trả lời thẩm vấn, bị cáo Lê Đình Công xin thay đổi kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt sang kêu oan. Bị cáo cho rằng chỉ phạm tội “Chống người thi hành công vụ” chứ không thực hiện hành vi giết người khiến ba chiến sĩ cảnh sát hy sinh. Công cũng phủ nhận việc tham gia bàn bạc kế hoạch và chỉ đạo những người khác thực hiện hành vi phạm tội như cáo buộc.

“Bị cáo có nhận thức được việc ném bom xăng vào đám đông sẽ có khả năng làm chết nhiều người không?”, chủ tọa truy vấn.

Đáp lại, Công cho biết chỉ đứng lên mái nhà ném 2/3 chai bom xăng về phía cảnh sát. Bị cáo cũng thừa nhận việc cầm lựu đạn ném về phía lực lượng chức năng, nhưng mục đích là để “đe doạ”.

Tiếp đó, đại diện Viện Kiểm sat đã dành thời gian làm rõ hành vi của Công và giải thích cho bị cáo về sự khác biệt giữa kháng cáo kêu oan và kháng cáo xin giảm nhẹ.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNCác bị cáo tại phiên xét xử.
Hà Nội: Xét xử phúc thẩm vụ án đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng Tâm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Các bị cáo tại phiên xét xử.

Sau khoảng 20 phút thẩm vấn, Công cho hay:

“Bị cáo đã thành khẩn khai báo và rất ăn năn hối cải. Bởi vậy bị cáo không kêu oan nữa mà thay đổi kháng cáo thành xin giảm nhẹ hình phạt”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала