Giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Nga
"Để giới chức Nga thấy được tầm quan trọng phải giải quyết vấn đề lãnh thổ, chính phủ Nhật Bản cần chứng tỏ sự sẵn sàng và khả năng có thể phong tỏa eo biển Soya (La Perouse) và Tsugaru (Sangar), vốn là những tuyến đường cung ứng chủ yếu giữa phần lãnh thổ đất liền của Nga và bốn "hòn đảo phía bắc", - ông nói.
Đồng thời, theo nhà nghiên cứu chính trị này, vào thời điểm hiện tại Tokyo không nên vội vàng giải quyết vấn đề quần đảo Kuril mà hãy đợi đến khi “sức mạnh quốc gia” của Nga “giảm sút, như thập niên 1990”.
Đồng thời, Kawato thừa nhận rằng trong tương lai gần không thấy có viễn cảnh nào như vậy, do đó Nhật Bản cần phải "sửa soạn" để chuẩn bị cho một "quá trình lâu dài". Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, theo nhà nghiên cứu chính trị, Tokyo phải "phá tan tiền đề chủ yếu trong lập trường của Nga" và chứng minh "với toàn thế giới" rằng "Thỏa thuận Yalta (1945 - chú thích biên tập) tự bản thân nó không xác định những thay đổi về đường biên giới giữa Nga và Nhật Bản"...
Kawato nói thêm rằng "tốt nhất trong tình hình này là nên giữ thái độ bình tĩnh và điềm nhiên", đồng thời cũng nên tránh "sự náo động quá mức" trên các phương tiện truyền thông.
"Chúng ta cần xây dựng quan hệ với Nga một cách toàn diện, từng bước cố gắng tạo ra lâm lý và bối cảnh có lợi cho chúng ta trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ", - ông khẳng định.
Akio Kawato có thời gian làm việc lâu năm tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông đã 3 lần đi công tác nhiệm kỳ tại đại sứ quán Nhật Bản ở Liên Xô và Nga. Nhà nghiên cứu chính trị này còn là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo và Đại học Waseda.