Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?

© Ảnh : Hòa TrầnCác chuyên gia CIRAD (Pháp) cùng các nhà báo tham dự Tọa đàm khoa học
Các chuyên gia CIRAD (Pháp) cùng các nhà báo tham dự Tọa đàm khoa học - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngành nông nghiệp của Việt Nam hiện đang đứng ở ngã tư phát triển sau 20 năm. Phương thức sản xuất và tư duy truyền thống của ngành nông nghiệp Việt Nam đã chạm đến giới hạn. Nông nghiệp sinh thái có thể là lời giải cho bài toán này?

Câu hỏi trên được các chuyên gia từ Trung tâm Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp (CIRAD - Pháp) thảo luận tại Tọa đàm khoa học với chủ đề “Sinh thái nông nghiệp” do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (Viện RED) phối hợp với Công ty Translete France International (CFI - Pháp) dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế Pháp tổ chức ngày 12/03 tại Hà Nội.

Nông nghiệp Việt Nam đã chạm giới hạn

Hiện trạng suy thoái nghiêm trọng đất đai do sử dụng chất hóa học bừa bãi trong nông nghiệp đã được cảnh báo từ rất lâu trước đó, nhưng chưa được quan tâm thích đáng. Hiện đây là đề tài “nóng” của nông nghiệp Việt Nam nói riêng và các vùng nông nghiệp khu vực Mekong nói chung.

© Ảnh : Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (Viện RED), Tuệ VănTọa đàm khoa học với chủ đề Sinh thái nông nghiệp tại Hà Nội
Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Tọa đàm khoa học với chủ đề Sinh thái nông nghiệp tại Hà Nội

Đánh giá về vấn đề này tại Tọa đàm, Tùy viên báo chí và nghe nhìn các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ông Frederic Alloid cho biết:

“Sinh thái nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người, từ hệ sinh thái môi trường đến thực phẩm hàng ngày. Trong dự án phát triển bền vững Mekong, những buổi hội thảo như thế này rất quan trọng. Dự án này liên quan đến 4 nước Việt Nam – Lào – Campuchia – Myanmar, giúp hiểu rõ hơn về vấn đề nổi cộm và truyền tải đến mọi người”.

Mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu mạnh mẽ như xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới nhưng mô hình nông nghiệp thâm canh dựa nhiều vào hóa chất, gây suy thoái đất và suy giảm đa dạng sinh học. Theo bà Melanie Blanchard, Chuyên gia Trung tâm CIRAD tại Hà Nội, cho rằng cách thức và tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống của Việt Nam đã đạt giới hạn.

© Ảnh : Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (Viện RED)/ Tuệ VănBà Melanie Blanchard, Chuyên gia Trung tâm CIRAD thuyết trình tại Tọa đàm
Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Bà Melanie Blanchard, Chuyên gia Trung tâm CIRAD thuyết trình tại Tọa đàm

Bà Melanie Blanchard cho biết:

“Số lượng chất hoá học được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực, đặc biệt là thuốc trừ sâu cho cây trồng. Chất hóa học theo đất ngấm vào nước, gây ảnh hưởng trực tiếp cho người sử dụng và người sống trong môi trường sử dụng chất hoá học. Một nền nông nghiệp quá phụ thuộc vào chất hóa học có sự liên quan sâu sắc đến giá dầu.Tất cả thuốc trừ sâu, chất hoá học trong nông nghiệp đều có gốc dầu azot. Khi giá dầu tăng, sản phẩm hóa học từ dầu cũng tăng theo. Nền nông nghiệp Việt Nam cũng vì thế trở nên dễ tổn thương hơn, chưa kể đến tác động nặng nề của biến đổi khí hậu”.

Việc sử dụng bừa bãi tài nguyên nước, chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam gây ra hậu quả càng ngày nặng nề, ảnh hưởng đến hệ thống lương thực và môi trường.

Mô hình sinh thái nông nghiệp nào dành cho Việt Nam?

Câu trả lời cho bài toán khó của ngành nông nghiệp Việt Nam chính là nông nghiệp sinh thái. Phát biểu tại Tọa đàm, ông Pascal Lienhard, chuyên gia nông nghiệp của Trung tâm CIRAD cho biết, hiện sinh thái nông nghiệp rất dễ bị hiểu lầm là nông nghiệp hữu cơ. Để hiểu đúng về khái niệm này, ông Pascal Lienhard khẳng định:

“Sinh thái nông nghiệp không phải là nông nghiệp hữu cơ. Sinh thái nông nghiệp không chỉ có định nghĩa mà còn sử dụng cách thức và nghiên cứu để đồng hành cùng các nhà sản xuất và lãnh đạo địa phương. Sinh thái nông nghiệp là cả một quá trình”.

Сũng tại đây, đánh giá khó khăn trong việc áp dụng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam, ông Pascal Lienhard cho biết thêm:

“Giới hạn của Việt Nam là không có đầy đủ thông tin về hàm lượng chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp. Khó khăn nữa của Việt Nam là mặc dù Chính phủ nói về đa dạng sinh thái cây trồng, nhưng cùng lúc lại yêu cầu các địa phương phát triển sản phẩm đặc trưng của mình (OCOP). Điều này gây mâu thuẫn và khó có hướng đi rõ ràng”.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định để phát triển sinh thái nông nghiệp, TS. Michael Bruckert, chuyên gia về Hệ thống nông nghiệp,Trung tâm CIRAD nhận xét:

“Lợi thế của Việt Nam là người nông dân nuôi nhiều con, trồng nhiều cây khác nhau nên dễ áp dụng các phương pháp nông nghiệp mới, chỉ cần sắp xếp lại Việt Nam sẽ có một hệ thống sinh thái nông nghiệp tốt. Ở Châu Âu , đã 70 - 80 năm nay đã không tồn tại sự đa dạng này. Hơn nữa, Việt Nam có đội ngũ chuyên gia có nhận định đúng về sinh thái nông nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như quá trình nghiên cứu liên quan đến thị trường”.

Chia sẻ trong phỏng vấn với Sputnik về hệ thống chính sách phát triển sinh thái nông nghiệp của Pháp, ông Michael Bruckert cho rằng, chính phủ Pháp ngày càng hướng tới một nền nông nghiệp xanh, tuy nhiên phải thừa nhận rằng, những chính sách đó đôi khi không theo kịp với thực trạng đang diễn ra.

© Ảnh : Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (Viện RED)/ Tuệ VănTS. Michael Bruckert, chuyên gia về Hệ thống nông nghiệp, Trung tâm CIRAD
Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
TS. Michael Bruckert, chuyên gia về Hệ thống nông nghiệp, Trung tâm CIRAD

Về hệ thống chính sách phát triển sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam, ông Michael Bruckert đánh giá:

“Ở Việt Nam khoảng hơn chục năm trở lại đây thì Chính phủ đã có hành động, chính sách liên quan để đáp ứng tiêu chuẩn thế giới ví dụ như GAP hay VIETGAP. Qua đó,  giảm thiểu việc sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất của người nông dân. Cụm từ “nông nghiệp sinh thái” gần đây mới được hiện hữu. Cụ thể trong Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sử dụng cụm từ này để đưa ra định nghĩa, chính sách phát triển cho nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới. Chúng tôi rất mừng cuối cùng cụm từ “nông nghiệp sinh thái” đã được công nhận bởi Chính phủ Việt Nam”.

Cũng theo ông Michael, hộ nông dân nhỏ lẻ mới là thành phần quan trọng nhất của nền sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam. Vì chính họ mới có khả năng để có thể tạo nên sự đa dạng về sinh thái, trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều loại gia súc khác nhau mà không bị ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала