Việt Nam lần đầu tiên nhân bản thành công giống lợn ỉ

© Ảnh : Ministry of Agriculture and Rural DevelopmentLợn nhân bản ở Việt Nam
Lợn nhân bản ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2021
Đăng ký
Các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã nghiên cứu thành công và làm chủ công nghệ nhân bản lợn ỉ từ tế bào soma mô tai (trưởng thành). Thành tựu nổi bật này mở ra các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng công nghệ nhân bản động vật trong chọn giống; bảo tồn các loài động vật có giá trị cao, động vật quý hiếm.

Bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong nhân bản động vật

Ngày 14/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, lần đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi đã nghiên cứu thành công và làm chủ công nghệ nhân bản lợn ỉ từ tế bào soma mô tai (trưởng thành).

Trước đó, từ tháng 7/2020, Viện Chăn nuôi đã tổ chức triển khai Đề tài “Nghiên cứu tạo lợn ỉ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma” thuộc “Chương trình trọng điểm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”.

Con ngựa nhân bản đầu tiên sẽ xuất hiện ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2020
Con ngựa nhân bản đầu tiên sẽ xuất hiện ở Trung Quốc
Viện trưởng Viện Chăn nuôi Phạm Công Thiếu chia sẻ: “Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng và thực hiện thành công công nghệ nhân bản động vật với quy trình tạo dòng “tế bào cho” từ mô tai lợn ỉ sử dụng trong quá trình cấy chuyển nhân “tế bào cho” và tạo phôi lợn nhân bản”.

Bên cạnh đó là quy trình tạo dòng “tế bào nhận” có màng sáng hoặc không có màng sáng được sử dụng cho quá trình cấy chuyển nhân tế bào và tạo phôi lợn nhân bản; quy trình cấy chuyển nhân “tế bào cho” và tạo phôi lợn nhân bản với tỷ lệ tạo phôi nang lợn Ỉ nhân bản đạt cao; quy trình cấy chuyển phôi lợn nhân bản.

Ông Thiếu cũng cho biết thêm, phương pháp mới như tạo tế bào trứng nhận không có màng sáng (zona pellucida) có ưu điểm là dễ thao tác khi cấy chuyển nhân “tế bào cho”, tạo được nhiều phôi trong thời gian ngắn. Mặt khác, việc cấy chuyển phôi lợn 5-6 ngày tuổi nâng cao tỷ lệ thụ thai từ 24% (mức trung bình trên thế giới) lên 61%.

Đến ngày 10/3, đã có 4 con “lợn ỉ nhân bản” ra đời, khỏe mạnh và phát triển tốt. Đây là bước tiến vượt bậc về khoa học, công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân bản động vật. Bộ NN&PTNT đánh giá, thành tựu nổi bật này mở ra các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng công nghệ nhân bản động vật trong chọn giống; bảo tồn các loài động vật có giá trị cao, động vật quý hiếm.

Ngoài ra, việc kết hợp công nghệ nhân bản động vật với công nghệ chỉnh sửa gene có thể tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra những con lợn nhân bản theo ý muốn, phục vụ cho việc cấy ghép nội tạng trong tương lai.

Con mèo vô tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2019
Nhân bản thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc

Nhân bản hay nhân bản vô tính ở động vật là các cá thể có thể được tạo ra từ một tế bào lấy từ nguyên bản gốc mà không phụ thuộc vào quá trình thụ tinh. Phương pháp nhân bản vô tính động vật trên thế giới lần đầu tiên được thực hiện với ếch vào năm 1962.

Đến năm 1979, các nhà nghiên cứu đã tạo ra những con chuột giống hệt nhau về mặt di truyền đầu tiên bằng cách tách phôi chuột trong ống nghiệm. Năm 1996, các nhà khoa học đã nhân bản vô tính thành công con cừu Dolly ở Anh. Từ đó đến nay, các loại động vật khác như bò và lợn cũng đã được nhân bản vô tính. Hầu hết các nghiên cứu nhân bản vô tính đều sử dụng tế bào từ động vật còn sống hoặc các tế bào sống được đông lạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала