Số nạn nhân của cuộc đảo chính quân sự
"Chúng tôi có thể xác nhận rằng kể từ ngày 1 tháng 2, ít nhất 149 người đã bị tước đoạt mạng sống một cách bất hợp pháp do sử dụng trái phép vũ lực gây chết người đối với những người biểu tình ở Myanmar. Trong số này, ít nhất 11 người đã bị giết vào thứ Hai và 57 người bị bị giết vào cuối tuần," - bà nói.
Theo bà, số lượng nạn nhân thực sự có thể cao hơn nhiều, vì văn phòng OHCHR đang nhận được dữ liệu bổ sung về các vụ giết người, nhưng chúng vẫn chưa được xác minh và xác nhận.
Đồng thời, tại Myanmar vẫn tiếp tục diễn ra các vụ bắt giữ người. Hiện tại, 2.084 người đã bị giam giữ bất hợp pháp tại nước này. Ít nhất 37 nhà báo đã bị bắt và 19 người trong số họ tiếp tục bị giam giữ bất hợp pháp. Trong những tuần gần đây đã có báo cáo về 5 trường hợp tử vong xảy ra tại các địa điểm bắt giữ. Cũng đã có ít nhất hai trường hợp tử vong do tra tấn.
Người tị nạn đến Ấn Độ
Ít nhất 383 công dân Myanmar đã vượt qua biên giới Ấn Độ ở bang Mizoram, miền đông bắc nước này để xin tị nạn sau cuộc đảo chính quân sự, như tin đưa của tờ Times of India hôm thứ Ba.
Theo bà, hơn 98% những người chạy trốn cho biết họ là cảnh sát và lính cứu hỏa, nhưng không thể cung cấp cho chính quyền Ấn Độ bằng chứng tài liệu.
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm và cách chức ban lãnh đạo đất nước, bao gồm Tổng thống và Cố vấn nhà nước.
Các đại diện quân đội lý giải điều này là do có gian lận quy mô lớn trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Quân đội đã thành lập Nội các mới. Kể từ đầu tháng Hai, cư dân trong nước đã xuống đường biểu tình phản đối và bị lực lượng an ninh đàn áp nghiêm ngặt.
Đọc thêm: