Quyết định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 18/3.
“Chính sách của Hoa Kỳ là từ chối cấp giấy phép hoặc các giấy tờ cho phép khác đối với việc xuất nhập khẩu các sản phẩm quốc phòng và dịch vụ quốc phòng với Nga”, theo nội dung văn bản.
Theo tài liệu, Nga nằm trong cùng danh sách với Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, Síp, Cộng hòa Dân chủ Congo, Eritrea, Iraq, Lebanon, Libya, Somalia, Nam Sudan và Zimbabwe.
Các ngoại lệ được thực hiện đối với các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác liên quốc gia trong lĩnh vực không gian và cho đến ngày 1 tháng 9 - trong lĩnh vực phóng tên lửa thương mại lên vũ trụ.
Ý kiến chuyên gia
Vào thứ Tư, ông Igor Korotchenko - Giám đốc Trung tâm Phân tích về Thương mại Vũ khí Thế giới (TSAMTO) nói, một lệnh cấm hoàn toàn của Mỹ đối với việc xuất nhập khẩu vũ khí và dịch vụ quốc phòng với Nga chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
"Các biện pháp trừng phạt này có bản chất chính trị và mang tính biểu tượng. Nga không mua hoặc cung cấp cho Mỹ các sản phẩm quân sự, về mặt này, không có gì gây thiệt hại cho lợi ích của Liên bang Nga. Điều này không gì khác hơn là chỉ xác nhận sự thù địch của chính quyền Biden đối với Điện Kremlin, nhưng xét về mặt thực tế, quyết định này không có giá trị", chuyên gia nói.
Quan tâm thực dụng
Đồng thời, chuyên gia lưu ý Hoa Kỳ, bất chấp những luận điệu thù địch của họ, chủ yếu thực hiện theo các lợi ích thực dụng của riêng mình. Điều này giải thích cánh cửa cơ hội mà Washington để lại, trong đó cho phép Mỹ tiếp tục mua động cơ RD-180 lắp trên tên lửa đẩy Atlas và vật liệu titan dùng trong hàng không.