Báo Trung Quốc nói Việt Nam và Philippines “vu khống” Bắc Kinh ở Biển Đông

© Depositphotos.com / Frank FischbachBiển Đông.
Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Đăng ký
Hoàn Cầu (Global Times) lấy luận điệu cáo buộc chính Việt Nam và Philippines đã “vu khống” Bắc Kinh với khái niệm mập mờ về các vùng biển chồng lấn, tranh chấp để lý giải việc Trung Quốc cho Cảnh sát Biển nổ súng, dùng vũ lực ở Biển Đông là “hợp pháp”.

Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn cho rằng, các nước láng giềng (Việt Nam, Philippines, Malaysia) nên “tận dụng cơ hội” để làm việc, hợp tác với Trung Quốc để duy trì trật tự thực thi pháp luật ở Biển Đông.

Trong khi đó, tại Hội thảo ARF về tăng cường thực thi pháp luật trên biển, lãnh đạo các nước ASEAN và Australia tuyên bố việc sử dụng vũ lực ở các vùng biển tranh chấp (như Biển Đông) là rất nhạy cảm, dễ dẫn đến nguy cơ leo thang căng thẳng trong khu vực.

Còn tại Diễn đàn ASEAN – Australia lần thứ 33, Úc khẳng định ủng hộ quan điểm, lập trường của các quốc gia Đông Nam Á về Biển Đông, tăng cường xây dựng lòng tin, duy trì đối thoại hòa bình, tránh có động thái làm phức tạp tình hình Biển Đông.

Biển Đông: Báo Trung Quốc nói Việt Nam và Philippines “vu khống” Bắc Kinh

Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những lời lẽ giảo biện, biện minh cho việc vì sao Bắc Kinh sẵn sàng nổ súng, dùng vũ khí nhắm vào tàu nước ngoài ở Biển Đông.

Hoàn Cầu thừa nhận, kể từ khi có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2, Luật Cảnh sát Biển của Trung Quốc đã bị truyền thông phương Tây và một số nước láng giềng bày tỏ nghi ngờ, quan ngại.

Tuy nhiên, báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, đây là một điều vô căn cứ.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Tàu chiến Pháp vào Biển Đông, thăm Việt Nam là “đang đùa với lửa”?
Nói về các tuyên bố chủ quyền “chồng chéo”, Hoàn Cầu khẳng định, căn cứ trên chủ quyền lãnh thổ của mình đối với các đảo ở Biển Đông, Trung Quốc có các quyền lịch sử đối với các vùng biển, bao gồm nội thủy và lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Theo tờ báo Trung Quốc, trong những năm 1970, với sự phát triển nhanh chóng của luật biển, một số quốc gia ven Biển Đông bắt đầu đưa ra các yêu sách về quyền hàng hải trong vùng biển này, làm nảy sinh các yêu sách chồng lấn trong khu vực.

Theo luật biển (bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển), các quốc gia dọc theo bất kỳ vùng biển nhất định nào được hưởng các quyền tương ứng về quản lý và thực thi pháp luật trong vùng biển tương ứng.

“Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và Philippines, đã đặt ra các phạm vi thực thi pháp luật tương đối mơ hồ dựa trên luật biển trong nước của họ”, Hoàn Cầu nhận định.

Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn trắng trợn cáo buộc, các quốc gia có chung tranh chấp ở Biển Đông như Việt Nam hay Philippines đã “vu khống” cho Bắc Kinh liên quan đến chủ quyền các vùng biển có chồng lấn.

“Đây hoàn toàn là một động thái tiêu chuẩn kép nhằm vu khống Trung Quốc bằng cách cáo buộc Trung Quốc mập mờ về các vùng biển có yêu sách chồng lấn, khi nó liên quan đến các quy định thực thi pháp luật”, Hoàn Cầu tuyên bố.

Báo Hoàn Cầu: Trung Quốc dùng vũ lực thực thi pháp luật là hoàn toàn “hợp pháp”

Tờ báo nêu lên luận điểm, một số người cho rằng việc sử dụng vũ khí bị cấm theo luật quốc tế trừ khi được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép hoặc để tự vệ. Do đó, họ tuyên bố Trung Quốc không được sử dụng bất kỳ vũ khí nào chống lại các tàu và nhân viên nước ngoài ở Biển Đông.

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Việt Nam nói vụ Trung Quốc tập trận Biển Đông, luật bầu cử Hong Kong

Theo cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây rõ ràng là một luận điệu nhằm gây nhầm lẫn giữa đúng và sai. Việc sử dụng vũ khí trong thực thi pháp luật hoàn toàn khác với các kịch bản liên quan được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Hoàn Cầu dẫn chứng, trên thực tế, việc sử dụng vũ lực trong thực thi pháp luật đã được các luật quốc tế có liên quan chấp thuận từ lâu, ví dụ, Hiệp định của Liên hợp quốc về việc thực hiện các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 liên quan đến việc bảo tồn và quản lý nguồn thủy sản quy định rằng, “mức độ vũ lực được sử dụng không vượt quá mức yêu cầu hợp lý trong các trường hợp”. Như vậy, hiệp định đã nêu rõ sự cần thiết của việc thực thi pháp luật bằng vũ lực trong các trường hợp cụ thể.

Tờ báo của Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng, các điều ước và văn bản quốc tế khác cũng có những quy định tương tự, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, Công ước về ngăn chặn hành vi trái pháp luật chống lại sự an toàn hàng hải, Quy tắc ứng xử của Liên hợp quốc về thực thi pháp luật và Các nguyên tắc cơ bản về việc sử dụng vũ lực và vũ khí của các cơ quan thực thi pháp luật.

© AP Photo / Renato Etac Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông
Báo Trung Quốc nói Việt Nam và Philippines “vu khống” Bắc Kinh ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông

Một số văn bản nêu trên cũng đưa ra các hạn chế đối với việc sử dụng vũ lực. Theo đó, việc sử dụng vũ lực là hợp pháp trong các tình huống mà việc thực thi pháp luật trên biển bị cản trở, hoặc sự an toàn của nhân viên thực thi pháp luật bị đe dọa hoặc khi tội phạm bạo lực trên biển cần bị khống chế - miễn là tuân thủ các quy trình cụ thể và không vượt quá giới hạn cần thiết.

“Hầu hết các quốc gia ven biển, bao gồm Malaysia, Hàn Quốc và Mỹ, đã thông qua luật cho phép lực lượng thực thi pháp luật hàng hải sử dụng vũ lực. Luật Cảnh sát biển Việt Nam cũng quy định rõ rằng lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam có thể nổ súng trong một số trường hợp nguy hiểm”, Hoàn Cầu ám chỉ không chỉ mình Trung Quốc mới sẵn sàng cho Hải cảnh được nổ súng.

Báo này cho hay, luật Cảnh sát biển của Trung Quốc không chỉ cho phép thực thi pháp luật bằng vũ lực, mà còn đưa ra các điều khoản chi tiết về việc sử dụng các loại vũ khí khác nhau, giúp tăng cường khả năng dự đoán của việc thực thi pháp luật, trong đó bao gồm việc ghi chép quá trình thực thi pháp luật và điều tra trách nhiệm đối với các lỗi vi phạm khi thực thi pháp luật. Những động thái này giúp tăng cường giám sát và nâng cao trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng vũ lực.

“Đã từ lâu, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc không có bất kỳ hành động nào đối với ngư dân nước ngoài trong các hoạt động bình thường, chưa nói đến các biện pháp gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. Lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc, đứng về phía công lý, luôn ghi nhớ bức tranh tổng thể và dài hạn”, Hoàn Cầu khăng khăng khẳng định.

Chưa hết, tờ báo được nhà cầm quyền Bắc Kinh hậu thuẫn còn cho biết thêm rằng, các hoạt động thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ trở nên khoa học và chuẩn hóa hơn với việc ban hành Luật Cảnh sát biển.

“Các nước láng giềng có liên quan nên tận dụng cơ hội này để làm việc với Trung Quốc để duy trì trật tự thực thi pháp luật ở Biển Đông và cùng nhau tạo dựng một khu vực hòa bình và hòa hợp”, Hoàn Cầu lưu ý.

Có thể thấy, phân tích của tờ báo Trung Quốc bao biện nhiều yếu tố và hoàn toàn không đề cập đến việc Tòa Trọng tài Quốc tế PCA năm 2016 đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông của Bắc Kinh. Có một sự thật không thể phủ nhận đó là, Trung Quốc đã thua kiện Philippines khi đó.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Ba nước ‘anh em’ Việt Nam – Lào – Campuchia bàn tình hình Myanmar và Biển Đông

Tòa Quốc tế đưa ra căn cứ trên một số viện dẫn từ UNCLOS 1982. Chính vì thế, Trung Quốc không thể sử dụng các quyền mà UNCLOS 1982 cho phép để áp dụng cho vùng biển mà Trung Quốc không được công nhận chủ quyền theo UNCLOS 1982.

Liên quan Luật Cảnh sát Biển, các nước có chung tranh chấp và giới quan sát quốc tế nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại, nhất là khi Trung Quốc liên tục có nhiều hành vi gây rối ở Biển Đông những năm gần đây.

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối với chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua Luật Hải cảnh, Luật Cảnh sát Biển. Trong các thông báo đưa ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng, khi ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc qia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Hà Nội tái khẳng định có đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó.

“Việt Nam yêu cầu các nước không có hành động làm gia tăng căng thẳng, tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông”, Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Biển Đông: Vì sao việc dùng vũ lực ở vùng biển tranh chấp là “rất nhạy cảm”?

Bộ Ngoại giao Việt Nam có thông cáo cho biết, Hội thảo Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 3 về tăng cường hợp tác thực thi luật pháp trên biển đã diễn ra từ ngày 16 đến 17/3/2021.

Khu trục hạm USS Russell (DDG-59) ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Vì sao Biển Đông là ‘miếng bánh’ hấp dẫn với nhiều nước trên thế giới?

Sự kiện do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng Bộ Ngoại giao - Thương mại Úc và Ủy ban châu Âu tổ chức, theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.

Hội nghị có sự góp mặt của các quan chức, nhà nghiên cứu và chuyên gia đầu ngành về an ninh và thực thi pháp luật trên biển đến từ các nước, tổ chức trong ARF, cũng như từ các tổ chức khu vực và quốc tế.

Đồng chủ trì và Trưởng đoàn Việt Nam tại hội nghị là ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao).

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Hồ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy đối thoại, hợp tác nhằm ứng phó với các thách thức an ninh ở khu vực, trong đó có an ninh biển.

Đại diện Việt Nam khẳng định, các nước đều chia sẻ lợi ích chung trong việc bảo đảm mọi vùng biển hoà bình, an ninh, an toàn và trong sạch. Chính vì thế, các nước cần tiếp tục hợp tác với nhau, trong đó có hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật.

Hội nghị cho rằng, thời gian qua, khi mà các lực lượng thực thi pháp luật trên biển đẩy mạnh hoạt động, thì nguy cơ xung đột cũng gia tăng tương ứng.

Việc sử dụng vũ lực trong thực thi pháp luật trên biển là một trong những vấn đề nóng được quan tâm tại hội nghị. Nhiều học giả nhấn mạnh, tuy Công ước Biển có điều khoản cho phép sử dụng vũ lực khi thi hành công vụ, nhưng chỉ giới hạn trong trường hợp thực sự cần thiết và phù hợp, kèm theo đó là các hạn chế cần thiết.

Sử dụng vũ lực là biện pháp cuối cùng sau khi mọi biện pháp khác đã được thực hiện, cần tuân thủ các nguyên tắc, quy trình chung, đặc biệt tránh gây nguy hại tới tính mạng.

Máy bay ném bom Trung Quốc Xian H-6. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Máy bay ném bom Trung Quốc tập trận đáp trả hành động của Mỹ trên biển Đông

Đặc biệt, việc sử dụng vũ lực chỉ có thể tiến hành trong vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia. Đối với vùng biển đang tranh chấp, việc này rất nhạy cảm, dễ gây leo thang căng thẳng.

Hội nghị thống nhất rằng, các bên cần tích cực triển khai những biện pháp xây dựng lòng tin, hiểu biết lẫn nhau giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển.

Chủ trương của ASEAN xác định hợp tác và an ninh biển là một lĩnh vực ưu tiên trong Tài liệu quan điểm về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chính vì vậy, các nước đang đẩy mạnh hợp tác nội khối cũng như với các đối tác bên ngoài trong lĩnh vực này.

Các chuyên gia cũng đưa ra các đề xuất, khuyến nghị, tập trung vào sự cần thiết của việc xây dựng các nguyên tắc hướng dẫn, quy tắc giúp ngăn ngừa va chạm, sự cố, ứng dụng công nghệ mới đễ hỗ trợ hoạt động, nâng cao năng lực, trang thiết bị, cũng như điều chỉnh cần thiết để phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh.

Được biết, hội nghị này thuộc khuôn khổ triển khai Tuyên bố ARF về Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển.

Tuyên bố là một sáng kiến của Việt Nam, được thông qua năm 2016, nhằm kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật trên biển của các thành viên ARF tăng cường hợp tác thực chất thông qua các hoạt động như chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn, tăng cường năng lực, tiếp tục các hoạt động như tuần tra chung, diễn tập chống cướp biển, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, hướng tới xây dựng quy tắc và chuẩn mực ứng xử chung.

Australia ủng hộ lập trường ASEAN về Biển Đông

Trong khi đó, tại Diễn đàn trực tuyến ASEAN – Australia lần thứ 33 được tổ chức hôm 17/3, các đại biểu cũng tiếp tục đề cập đến vấn đề Biển Đông, tình hình Myanmar và tăng cường hợp tác song phương.

Phát biểu trong khuôn khổ sự kiện này, Thứ trưởng Ngoại giao Justin Hayhurst tái khẳng định cam kết của Australia tăng cường quan hệ với ASEAN.

© Ảnh : TTXVNThứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Diễn đàn ASEAN-Australia lần thứ 33.
Báo Trung Quốc nói Việt Nam và Philippines “vu khống” Bắc Kinh ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Diễn đàn ASEAN-Australia lần thứ 33.

Kể từ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 do Việt Nam chủ trì với tư cách nước Chủ tịch luân phiên năm 2020, lãnh đạo các nước Đông Nam Á đã nhất trí nâng tần suất họp Cấo cao với Australia lên hàng năm, đưa quốc gia này thành Đối tác thứ 7 duy trì họp cấp cao hàng năm với ASEAN.

Phát biểu tại Diễn đàn ASEAN – Australia lần thứu 33, lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á nhiệt liệt hoan nghênh cam kết và hợp tác hiệu quả của Australia, đánh giá cao việc Australia tích cực tham gia và ủng hộ các nỗ lực của ASEAN thúc đẩy đối thoại, hợp tác duy trì ổn định, phát triển thịnh vượng ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên như đại dịch Covid-19 vừa qua.

Tại Diễn đàn, hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN-Australia 2020-2024, tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên như hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, giáo dục.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2021
Vấn đề Biển Đông được nêu trong cuộc họp đầu tiên của ASEAN
Ngoài ra, ASEAN và Australia cũng nhất trí về các nỗ lực bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, hợp tác phát triển tiểu vùng và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.

Liên quan đến tình hình Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới vốn tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn với những diễn biến phức tạp, đáng quan ngại, lãnh đạo các nước ASEAN và Australia khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ đóng góp duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh và ổn định ở khu vực này.

Bên cạnh đó, phía Australia nhấn mạnh ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN, ủng hộ ASEAN phát huy vai trò thúc đẩy đối thoại và tăng cường xây dựng lòng tin, đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982.

Về tình hình Myanmar, lãnh đạo ASEAN và Australia cũng kêu gọi các bên nỗ lực kiềm chế, tránh căng thẳng, xung đột, bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân, đồng thời khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Myanmar tăng cường đối thoại, tìm ra giải pháp bền vững để ổn định tình hình, duy trì tiến trình dân chủ ở quốc gia này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала